Các cơn bão nhiệt đới được đặt tên từ đầu thế kỷ 20, tạo thuận lợi cho việc liên lạc giữa các nhà dự báo thời tiết và công chúng trong việc theo dõi và cảnh báo, tránh nhẫm lẫn giữa các cơn bão.
Người ta cho rằng tên của các bão lần đầu tiên xuất hiện là do một nhà dự báo thời tiết của Australia. Ông đặt tên bão theo tên “của những chính trị gia mà ông ghét nhất, để thể hiện rằng người đó hoặc quá keo kiệt hoặc gây khó chịu, hay thậm chí là kẻ vô công rồi nghề ở Thái Bình Dương”.

Trong Thế chiến II, các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương được đặt tên không chính thức theo tên của phụ nữ. Nguyên tắc bất thành văn này do đoàn dự báo thời tiết của Lục và Hải quân Mỹ đề ra, và thường lấy tên vợ hoặc bạn gái của các nhà dự báo. Từ năm 1950 đến 1952, các cơn bão ở bắc Đại tây dương được đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái (Able-Baker-Charlie- …), nhưng từ năm 1953, cơ quan khí tượng Mỹ lại chuyển sang dùng hệ tên phụ nữ.
Năm 1979, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Cơ quan khí tượng Mỹ (NWS) lại thống nhất sử dụng tên bão gồm cả tên nữ và nam giới.

Các cơn bão ở lòng chảo Đông bắc Thái bình dương được đặt theo tên phụ nữ từ năm 1959-1960. Năm 1978, cả hai loại tên đều được sử dụng.
Ở vùng bắc Ấn độ dương, các bão nhiệt đới không được đặt tên. Tại tây nam Ấn độ dương, bão lần đầu có tên vào mùa 1960-61.
Vùng Australia và Nam Thái bình dương, tên phụ nữ được lấy làm tên bão từ năm 1964, và 10 năm sau thì tên của nam cũng được dùng.
Các bão ở lòng chảo tây bắc Thái bình dương được đặt tên phụ nữ từ năm 1945, và đến 1979 thì tên của nam giới bổ sung vào.
Từ ngày 1/1/2000, bão nhiệt đới ở tây bắc Thái bình dương (khu vực mà Việt Nam nằm trong) được đặt theo một danh sách các tên mới lạ. Những tên mới bổ sung bao gồm các tên châu Á, được lấy từ các nước thành viên của WMO trong khu vực.
Những tên này có hai điều khác biệt so với tên bão ở các nơi trên thế giới. Thứ nhất, hầu hết chúng không phải là tên riêng của người, mà thường là tên hoa, động vật, chim, cây cỏ hay thậm chí tên món ăn. Thứ hai, các tên này không được đặt tuần tự theo thứ tự chữ cái, mà theo thứ tự chữ cái của tên các Quốc giá.
Các cơn bão đang hình thành ở khu vực này sẽ được Trung tâm Bão nhiệt đới Tokyo thuộc Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đặt tên.
Ví dụ: Bão Damrey (Việt Nam gọi là bão số 7) đổ bbooj vào các tỉnh Nam đồng bằng bBawcs Bộ, cơn bão Saola, lấy tên của một loài động vật quý hiếm của Việt Nam, đã tràn vào Nhật Bản.
Mỗi trong số 14 nước và vùng lãnh thổ là thành viên WMO ở khu vực cung cấp 10 cái tên, tạo thành dánh sách 140 tên bão.
Tên các cơn bão khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương

 Quốc gia I II III IV V
Contributed by Name Name Name Name Name
Cambodia Damrey Kong-Rey Nakri Krovanh Sarika
China Longwang Yutu Fengshen Dujuan Haima
Dpr Korea Kirogi Toraji Kalmaegi Maemi Meari
Hk, China Kai-Tak Man-Yi Fung-Wong Choi-Wan Ma-On
Japan Tembin Usagi Kammuri Koppu Tokage
Lao Pdr Bolaven Pabuk Phanfone Ketsana Nock-Ten
Macau Chanchu Wutip Vongfong Parma Muifa
Malaysia Jelawat Sepat Rusa Melor Merbok
Micronesia Ewiniar Fitow Sinlaku Nepartak Nanmadol
Philippines Bilis Danas Hagupit Lupit Talas
Ro Korea Kaemi Nari Changmi Sudal Noru
Thailand Prapiroon Vipa Mekkhala Nida Kulap
U.S.A. Maria Francisco Higos Omais Roke
Viet Nam Hoamai Lekima Bavi Conson Sonca
Cambodia Bopha Krosa Maysak Chanthu Nesat
China Wukong Haiyan Haishen Dianmu Haitang
Dpr Korea Sonamu Podul Pongsona Mindulle Nalgae
Hk, China Shanshan Lingling Yanyan Tingting Banyan
Japan Yagi Kajiki Kujira Kompasu Washi
Lao Pdr Xangsane Faxai Chan-Hom Namtheun Matsa
Macau Bebinca Vamei Linfa Malou Sanvu
Malaysia Rumbia Tapah Nangka Meranti Mawar
Micronesia Soulik Mitag Soudelor Rananim Guchol
Philippines Cimaron Hagibis Imbudo Malakas Talim
Ro Korea Chebi Noguri Koni Megi Nabi
Thailand Durian Rammasun Morakot Chaba Khanun
U.S.A. Utor Chataan Etau Aere Vicente
Viet Nam Trami Halong Vamco Songda Saola