Hoa cúc là một trong những loài hoa quen thuộc, gần gũi với người Việt Nam. Nó mang trong mình vẻ đẹp bình dị, gần gũi, bên cạnh đó là những công dụng cực kỳ hữu ích với sức khỏe con người. 

Tìm hiểu về hoa cúc

Tên khoa học

Hoa cúc có tên khoa học là Asteraceae hay Compositae, là một loài thực vật có hai lá mầm. Tên gọi Asteraceae của nó được bắt nguồn từ Hy Lạp với ý nghĩa chỉ những ngôi sao. Cho đến hiện nay người ta đã tìm thấy đến 24.000 loại cúc, nhưng phổ biến nhất là 15.000 loài trên thế giới. Ở Việt Nam, có 7 loài cúc được trồng nhiều là: cúc bất tử, cúc vàng, cúc họa mi, cúc mâm xôi, cúc thược dược, cúc thạch thảo và cúc vạn thọ. Mỗi loại cúc lại mang một vẻ đẹp riêng và có nhiều tác dụng khác nhau trong cuộc sống con người.

Một số loại hoa cúc

Nguồn gốc

Theo sự tích Trung Quốc thì hoa cúc lần đầu tiên được tìm thấy lần đầu tiên ở nước này vào khoảng thế kỷ 15 TCN. Còn theo một giả thuyết khác, thì hoa cúc lại có nguồn gốc từ Nhật Bản. Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể làm rõ là hoa cúc xuất phát từ Nhật Bản hay Trung Quốc. Vì thế nên có thể nói, nguồn gốc của hoa cúc là ở cả hai nước này.

Theo các tài liệu sử học Trung Quốc, hoa cúc được biết đến với vai trò là một loại thảo dược, do một vị vua già tìm thấy trên một vùng đất hoang vu. Các nhà khảo cổ tại đây cũng đã tìm thấy được rất nhiều tài liệu chứng minh rằng vào thời đại của Khổng Tử người ta đã sử dụng hoa cúc như một loài hoa quý để chúc mừng chiến thắng và các buổi lễ quan trọng của hoàng cung.

Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản

Hoa cúc được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ XV. Nó không chỉ được ưa chuộng bởi màu sắc bắt mắt, sự đa dạng trong chủng loại. Mà còn là biểu tượng của sự thanh cao, thoát tục. Được xếp vào 4 loài cây quý: Tùng – Cúc – Trúc – Mai.

Khu vực phân bố

Khu vực phân bố của hoa cúc rất rộng lớn, có thể nói là trên toàn thế giới. Vì bản chất chúng có rất nhiều loài. Tuy nhiên, chúng có mặt nhiều nhất ở trên Nam Mỹ, Bắc Phi, Tây Nam Hoa Kỳ, Bắc Phi, Trung Quốc và Việt Nam.

Đặc điểm cây hoa cúc

 Rễ

Rễ hoa cúc thuộc dạng rễ chùm, lan rộng theo chiều ngang. Trọng lượng của bộ rễ hoa cúc thường lớn, bởi số lượng lông hút và rễ phụ nhiều. Số lượng lông hút và rễ phụ nhiều mang đến khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh cho cây. Ngoài mọc ở phía dưới cùng, rễ hoa cúc còn mọc ở trên thân cây sát mặt đất. Bạn có thể dễ dàng thực hiện tỉa hoặc chiết cành để trồng cây mới.

Rễ cây hoa cúc

Thân

Tùy vào từng loài cúc khác nhau mà sở hữu những đặc điểm thân khác nhau. Với những loài cúc có phần thân thấp, thì chiều cao trung bình chỉ từ 20 đến 30cm, phân cành nhiều. Còn những loài cúc có thân cao, thì chiều cao trung bình có thể lên đến hơn 3m, phân cành ít. Cũng vì đặc điểm thân này mà những loài cúc thân thấp rất thích hợp để trồng trong những chậu cây hoặc những thảm đất nền thấp. Còn những loài cúc thân cao thì thích hợp trồng ở những nền đất cao hoặc là những giàn lớn.

Lá hoa cúc là loại lá mọc cách (lá mọc cách là loại lá mọc so le nhau trên cành cây). Bề mặt lá thường phẳng, có kích thước lớn dần từ gốc lên đến ngọn. Không giống như các loại cây thông thường, kích thước của lá hoa cúc có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc và kỹ thuật trồng. Trong điều kiện chăm sóc tốt, kỹ thuật trồng đảm bảo thì lá cây sẽ to, xanh bóng và có phần phiến dày. Và ngược lại, trong điều kiện chăm sóc không đảm bảo thì là cây nhỏ, mỏng, trông thiếu sức sống và có màu ngả vàng.

Lá cây hoa cúc

Hoa

Hoa cúc được tạo thành bởi một cụm hoa hình đầu hay được gọi với thuật ngữ khoa học là cụm hoa đầu trạng. Một bông hoa cúc được tạo thành từ rất nhiều cánh hoa không có cuống, xếp gọn lại thành hình dạng đẹp mắt. Hoa cúc có thể lưỡng tính hoặc đơn tính cùng có thể có những màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào từng giống loài. Đường kính hoa dao động từ 1.5 đến 12 (cm). Chúng thường phát sinh ở nách lá và mọc nhiều hoa trên một cành.

Ý nghĩa hoa cúc

Theo Nho học Việt Nam, hoa cúc đại diện cho sự chín chắn, trưởng thành, ngay thẳng. Là biểu tượng cho sự trường thọ, cho tấm lòng hiếu thảo của cha mẹ. Trong khi đó, ở Trung Quốc người ta lại cho rằng hoa cúc là biểu tượng của sự vĩnh cửu, trường tồn. Còn ở Nhật Bản thì hoa cúc lại là biểu tượng cho quyền lực, sự giàu có, sung túc.

Dù theo ý nghĩa nào thì hoa cúc vẫn là đại diện cho nhiều đức tính quý của con người, đem đến những cái nhìn tích cực hơn trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà loài hoa này được in ở trên đồng tiền xu ở Trung Quốc. Và có mặt trên quốc huy, huy chương của đất nước mặt trời mọc.

Hoa cúc được dùng làm quốc huy Nhật Bản

Các loại hoa cúc

Hoa cúc vàng

Trong số các loài hoa cúc hiện nay tại Việt Nam thì hoa cúc vàng là một trong những loại hoa cúc phổ biến nhất. Nó có tên khoa học là Chrysanthemum Indicum L, có chiều cao trung bình từ 80 đến 90 (cm).

Căn cứ vào kích thước hoa, người ta lại chia hoa cúc vàng thành hai loại là hoa cúc vàng bông to và hoa cúc vàng bông nhỏ. Trong khi cúc vàng bông to khi nở không lộ rõ phần nhụy, có hình cầu và mùi thơm thoang thoảng. Thì cúc vàng bông nhỏ lại có các cánh hoa hướng ra bên ngoài khi nở, kiêu kỳ và lộng lẫy. Một số loại cúc bông nhỏ có thể kể đến là cúc vạn thọ, cúc đại đóa. Còn với loại cúc bông to nổi bật nhất là cúc đại đóa.

Hoa cúc vàng đại đóa

Với gam màu vàng nổi bật, khó nhầm lẫn, cúc vàng là đại diện cho sự giàu sang, quyền lực, cho lòng hiếu thảo và sự trường tồn. Bên cạnh đó, màu vàng cũng đem lại cảm giác ấm áp, gần gũi, thân thuộc. Vì thế nên loài hoa này rất được ưa chuộng sử dụng trong các dịp lễ tết hay trong những dịp đoàn tụ của gia đình.

Hoa cúc tím

Không quen thuộc và bình dị như hoa cúc vàng, hoa cúc tím mang trong mình vẻ đẹp nổi bật, sắc sảo và vô cùng kiều diễm. Loài hoa này có tên khoa học là Echinacea purpurea, ngoài tên chính là hoa cúc tím, người ta cũng thường gọi nó là thạch thảo tím. Thạch thảo tím có nguồn gốc ở Bắc Mỹ và mọc chủ yếu trên những cánh đồng quê.

Hoa cúc tím là biểu tượng cho tình yêu chung thủy, son sắt. Nó đem đến cảm giác thư thái, bình yên cho bất cứ ai khi nhìn vào. Ở Châu Âu, hoa cúc tím là đại diện cho sự thân thiện, thường được sử dụng để đón chào những người mới chuyển đến.

Hoa cúc tím

Để cây hoa cúc tím phát triển tốt nhất, cho những bông hoa rực rỡ nhất, đòi hỏi người trồng phải lựa chọn khu vực trồng cây và chế độ chăm sóc hợp lý. Trong đó loại đất trồng phải có tỷ lệ là 6 phần Akadama, 3 phần đất mùn, 1 phần đất khoáng. Bên cạnh đó cũng cần phải bón phân thường xuyên, đúng liều lượng.

Hoa cúc đỏ

Nếu bạn đang mong muốn thay đổi không gian sống hoặc muốn khiến ngôi nhà của mình thật sự nổi bật, thì hãy chọn hoa cúc đỏ. Vì sao lại có thể khẳng định như vậy? Bởi khi nhìn vào nụ hoa này, bạn sẽ khó lòng có thể rời mắt khỏi những cánh hoa rực rỡ ấy.

Hoa cúc đỏ (hay hoa cúc chi đỏ) có tên khoa học là Chrysanthemum Indicum. Sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường đất ẩm, nhiều chất dinh dưỡng. Hoa cúc đỏ là dạng hoa kép với 2 đến 3 vòng cánh ngoài có màu đỏ tươi, còn phần nhụy có màu vàng sáng. Đường kính hoa khá lớn, trung bình từ 4.5 đến 5.8(cm) / 1 bông.

Hoa cúc đỏ

Hoa cúc chi đỏ thường được dùng làm quà tặng vào dịp sinh nhật, hay những ngày lễ kỷ niệm lãng mạn. Với sắc đỏ nổi bật, cúc chi đỏ đại diện cho sự nhiệt huyết, đam mê và tình yêu mãnh liệt của con người.

Hoa cúc kim cương xanh

Cúc kim cương là họ cúc có vẻ ngoài đẹp nhất trong số các loài hoa cúc. Nó có phần bông lớn, nở to, bao phủ gần như toàn bộ nhụy. Cúc kim cương xanh có vẻ ngoài mới lạ, tương đối kén người trồng và chăm sóc. Chỉ một sự sơ ý nhỏ cũng có thể khiến nó chết bất cứ lúc nào. Vì thế, giá bán của chúng thường cao hơn tất cả các loài cúc khác trên thị trường.

Cúc kim cương xanh là biểu tượng cho sự hy vọng, niềm tin và sự vĩnh cửu. Với màu xanh phớt nhẹ nhàng, mẫu hoa này thích hợp để bài trí trên bàn tiếp khách hoặc bàn làm việc, có tác dụng giúp tăng thẩm mỹ cho không gian hiệu quả.

Hoa cúc kim cương xanh

Hoa cúc sao băng

Hoa cúc sao băng là một loài hoa cúc có phần bông nhỏ. Ngoài tên gọi sao băng, người ta còn gọi loài cúc này bằng các tên gọi khác nhau. Như hoa cúc rủ, hoa cúc bi hay gọi tóm tắt là hoa sao băng. Tên khoa học của cúc sao băng là Thymophylla. Nó có nguồn gốc từ Texas và Mexico, sống chủ yếu ở trong những cánh rừng nhiệt đới và thường có chiều cao trung bình từ 15 đến 30 (cm). Lá cây cúc sao băng nhỏ, mọc so le, thon dài, trông gần giống với hoa mười giờ. Thân cây có màu xanh đậm, được bao phủ bằng một lớp lông tơ nhỏ.

Hoa cúc sao băng

Hoa cúc sao băng là biểu tượng cho sự thuần khiết, trong sáng và đam mê của tuổi trẻ. Ngoài tác dụng chính là làm đẹp cảnh quan, loài cúc này còn đem đến cảm giác thư thái và thoải mái cho mọi người mỗi khi ngắm nhìn. Vậy nên nó rất được ưa chuộng trồng ở ban công, vỉa hè hay chậu cây trang trí.

Hoa cúc bất tử

Hoa cúc bất tử có tên khoa học là Helichrysum Bracteatum. Sở dĩ chúng có tên là bất tử là bởi vì dù cho cây có bị khô thì phần hoa của nó vẫn giữ nguyên vẻ ngoài. Không bị héo rũ hay tách rời cánh hoa như các loài hoa khác. Bên cạnh tên gọi là bất tử, loài cúc này còn được gọi với các tên gọi khác. Như cúc bất diệt, hoa cúc dại, hoa tình yêu,…

Hoa cúc bất tử

Cúc bất tử có nguồn gốc từ Úc, được trồng rộng rãi ở miền Nam và miền Bắc của nước này. Đây là một loài hoa dễ trồng, dễ sinh trưởng và phát triển. Chúng có phần thân cao từ 70 đến 120 (cm). Ra hoa sau 90 đến 100 ngày và mỗi bông hoa có đường kính trung bình từ 3 đến 6(cm).

Hoa cúc bất tử có nhiều màu khác nhau, phổ biến nhất là trắng, hồng nhạt, đỏ tía, vàng nhạt và đỏ đậm. Loài hoa này là biểu tượng cho tình yêu mãnh liêt, bất diệt và trường tồn theo thời gian.

Hoa cúc tana

Hoa cúc tana là loài cúc có xuất xứ từ Hà Lan. Chúng có phần cánh hoa nhỏ, màu trắng tinh khiết, khi hoa nở để lộ phần nhụy màu vàng sáng tươi, đẹp mắt. Cúc tana mang đến cho người ta sự dễ chịu và nhẹ nhàng bởi vẻ đẹp đơn thuần, trong trẻo cùng hương thơm dịu ngọt của mình.

Hoa cúc tana

Cúc tana là biểu tượng cho tình bạn thanh khiết, bền chặt. Trong tình yêu, cúc tana là biểu tượng cho mối tình đầu. Vẻ ngoài của loài hoa này được ví như sự đáng yêu, thuần khiết của một cô gái mỏng manh nhưng mạnh mẽ. Cũng vì những ý nghĩa hết sức đặc biệt này mà cúc tana được trồng rất nhiều tại Việt Nam. Ở nước ta, cúc tana được trồng nhiều nhất tại Đà Lạt.

Hoa cúc nhám

Cúc nhám là loài cây thân thảo, sống thành bụi, có chiều cao trung bình từ 30 đến 50 (cm). Hoa cúc nhám là mẫu hoa nhiều tầng, trong mỗi bông hoa có từ 4 đến 5 tầng cánh xếp chặt và chồng lên nhau. Tạo nên vẻ ngoài rực rỡ và bắt mắt. Nếu được trồng và chăm sóc đúng cách, loại hoa này có thể ra hoa quanh năm, đem đến vẻ tươi tắn cho toàn bộ không gian xung quanh. Cũng chính bởi vì thế mà cúc nhám được trồng rất nhiều ở khuôn viên đô thị, công viên công cộng hay những khoảng sân rộng ở trước nhà.

Hoa cúc nhám

Hoa cúc nhám mang nhiều ý nghĩa tốt lành. Nó là biểu tượng cho tình bạn chân thành, thắm thiết, hay những nỗi nhớ dành cho cố nhân – những người đã đi ngang qua cuộc đời mình.

Hoa cúc thúy

Cúc thúy (cúc Magic hay cúc nút áo) có tên khoa học là Malva Silvestris. Chúng có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản, mang vẻ đẹp duyên dáng, rực rỡ và kiêu sa. Khi được du nhập vào Việt Nam, loài cúc này được gọi với tên gọi bình dị là cúc thúy. Hàm ý chỉ vẻ đẹp của hoa giống như chị em nhà Thúy Kiều.

Hoa cúc thúy

Thân cây hoa cúc thúy là thân thảo, có chiều cao từ 30 đến 70 (cm). Lá nhọn có hình răng cưa. Hoa cúc thúy to, đường kính tương đối lớn, có độ bền từ 35 đến 45 ngày. Ngoài màu tím hồng phổ biến, cúc thúy còn có nhiều màu hoa khác như trắng, tím vàng, hồng,… Hoa cúc thúy tượng trưng cho sự nhớ nhung, ước nguyện và là biểu tượng cho sự sang trọng, cao quý. Nó được trồng nhiều trong các chậu cây cảnh vào dịp lễ tết. Hoặc trồng tại các công viên, khu vực công sở, trường học để làm tăng vẻ đẹp cho cảnh quan.

Tác dụng trà hoa cúc

Trà hoa cúc là gì?

Trà hoa cúc là một loại trà được tạo ra từ hoa cúc. Loại trà này có thể được tạo ra bằng cách phơi khô hoa cúc sau đó pha theo cách truyền thống. Hoặc sản xuất hàng loạt và đóng thành túi tiện dụng. Với các loại trà hoa cúc sản xuất sẵn thì bên trong thành phần của loại trà này có thêm một số thảo dược tự nhiên, để làm tăng hiệu quả của nó khi sử dụng. Một số loại trà hoa cúc phổ biến hiện nay là trà hoa cúc mật ong, trà hoa cúc cam thảo, trà hoa cúc atiso,…

Trà hoa cúc

Tác dụng của trà hoa cúc

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Theo các nghiên cứu khoa học, trong thành phần của hoa cúc có nhiều Flavones. Flavones là một loại hợp chất có tác dụng kích thích hấp thụ vitamin C, kích thích quá trình phát triển mô và tái tạo tế bào. Đặc biệt nó còn có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp làm giảm lượng cholesterol bên trong cơ thể. Từ đó, giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch.

Ngừa ung thư

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, người ta đã phát hiện, trong hoa cúc có chất Apigenin. Hợp chất Apigenin này đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư ở tuyến vú, tuyến tiền liệt, tử cung. Vì thế sử dụng hoa cúc, trà hoa cúc thường xuyên có thể giúp bạn điều trị, kiểm soát và phòng chống ung thư hiệu quả.

Trà hoa cúc có thể ngăn ngừa ung thư vú hiệu quả

Trị viêm mũi, đau đầu

Khi kết hợp cùng một số thành phần thảo dược khác, như mật ong, bạc hà, kim ngân,… trà hoa cúc sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi, đau đầu. Bởi loài hoa này có tính mát, có khả năng chống viêm, kháng khuẩn. Bên cạnh đó, hoa cúc cũng có thể sử dụng như một loại thuốc để giải cảm, hạ sốt.

Hỗ trợ điều trị viêm mắt

Bên trong hoa cúc có chứa rất nhiều vitamin A. Vitamin A là một trong những hợp chất quan trọng, nó giúp tạo nên những sắc tố bên trong võng mạc. Giúp tăng tầm nhìn và bảo vệ mắt tốt hơn. Nên khi sử dụng các loại trà làm từ loài hoa này, bạn sẽ được bổ sung vitamin A vào trong cơ thể. Từ đó, làm hạn chế nguy cơ xảy ra các bệnh về mắt và giúp cho quá trình điều trị viêm mắt có kết quả cao hơn.

Trị bệnh đường hô hấp

Như đã nói đến ở phần trên, trong trà hoa cúc có các thành phần có khả năng kháng khuẩn. Vì thế khi mắc phải các bệnh về đường hô hấp, trà hoa cúc sẽ giúp loại bỏ những loài vi khuẩn gây hại. Giúp cải thiện và điều trị các căn bệnh này tốt hơn.

Trà hoa cúc có tác dụng trị bệnh đường hô hấp

Chữa các bệnh về tiêu hóa

Từ xa xưa, trà hoa cúc đã được chứng minh là có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa khi cơ thể gặp các bệnh lý liên quan đến cơ quan này. Như khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, viêm loét dạ dày. Sử dụng trà hoa cúc sau khi ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ cũng kích thích cơ thể chuyển hóa lượng mỡ thành năng lượng nhanh chóng và hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa và giảm đau bụng kinh

Nhờ khả năng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên mà trà hoa cúc có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa. Các bệnh lý như viêm, nấm âm đạo có thể dùng trà hoa cúc để xông rửa hoặc chườm âm đạo. Để làm giảm cảm giác khó chịu và tăng hiệu quả sử dụng thuốc. Ngoài ra, các chất có trong trà hoa cúc cũng có tác dụng làm giảm sự co thắt của tử cung. Giúp giảm cảm giác đau bụng kinh khi đến tháng của phụ nữ.

Trà hoa cúc giúp giảm đau bụng kinh

Điều trị bệnh ngoài da

Các bệnh lý như mụn nhọt, mẩn ngứa có thể được điều trị dứt điểm và hiệu quả khi bạn kết hợp trà hoa cúc, hoa kim ngân và bồ công anh. Khi kết hợp cùng nhau, các loài hoa này sẽ nhanh chóng giúp giải độc gan, làm dịu bớt tình trạng nóng trong. Đem đến một làn da mịn màng, khỏe mạnh cho người dùng.

Ngoài những tác dụng này, sử dụng trà hoa cúc thường xuyên còn có thể giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Đem đến một giấc ngủ sâu và ngon hơn cho mọi người. Nhờ thành phần Streptococcus và Staphylococcus.

Cách pha trà hoa cúc

Với những ai sử dụng túi trà hoa cúc được sản xuất sẵn, thì có thể pha trà hoa cúc như các loại trà uống bình thường. Còn với những ai sử dụng bông hoa cúc phơi khô để pha trà thì cách pha trà phức tạp hơn một chút.

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 10 gam hoa cúc khô nguyên bông, 10ml mật ong, kỷ tử, táo đỏ và 200ml nước đun sôi. Sau đó, lấy ra từ 10 đến 15 bông, vài hạt kỳ tử, 3 quả táo đỏ cho vào ấm nước đã đun sôi. Chờ thêm 5 phút cho nước nguội bớt rồi cho thêm 10ml mật ong vào. Đợi 5 phút để các thành phần bên trong trà ngấm vào nhau. Cuối cùng là rót trà ra và thưởng thức.

Trà hoa cúc kết hợp với kỷ tử, táo đỏ và mật ong 

Hoa cúc có vị hơi đắng, khi kết hợp cùng mật ong, kỷ tử và táo đỏ sẽ giúp làm giảm vị đắng này. Đem đến vị ngọt thanh tự nhiên và giúp màu của trà trở nên bắt mắt hơn.

Vậy là chỉ mất từ 10 đến 15 phút là quá trình pha trà hoa cúc đã hoàn thành. Bạn đã có một ly trà hoa cúc vừa đẹp, vừa chất lượng. Thật đơn giản và dễ dàng phải không nào?

Thông tin thêm

1. Hoa hướng dương có phải là một loài hoa cúc?

Hoa cúc và hoa hướng dương (Helianthus annuus) là hai loài hoa có vẻ ngoài tương đối giống nhau. Trên thực tế, chúng thuộc cùng một họ, nhưng sở hữu những đặc điểm sinh trưởng và phát triển khác nhau. Vì thế nên có thể kết luận hướng dương là một loài hoa thuộc họ cúc, nhưng lại đứng ở một nhánh riêng biệt khác.

2. Tác dụng phụ của hoa cúc, trà hoa cúc

Các tác dụng phụ của hoa cúc hay các loại trà hoa cúc có thể kể đến như sau:

  • Viêm da, dị ứng da: Xảy ra khi người dùng bị dị ứng với phấn hoa hay các thành phần khác của hoa cúc
  • Rối loạn tiêu hóa: Thường xảy ra với những người lớn tuổi khi sử dụng trà hoa cúc. Vì dạ dày của người lớn tuổi thường yếu hơn người trẻ tuổi.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu: Mặc dù chưa có nghiên cứu chính thức nào về việc hoa cúc hay trà hoa cúc gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ bầu hay thai nhi. Tuy nhiên, hệ miễn dịch của mẹ trong thời gian này thường yếu. Nên sử dụng trà hoa cúc có thể gây nên các tác động xấu. Vì thế, nếu muốn dùng loại trà này trong thời gian mang thai, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Phụ nữ đang trong quá trình mang thai sử dụng trà hoa cúc có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực
  • Giảm tác dụng của một số loại thuốc chữa bệnh: Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, việc dùng chung trà hoa cúc với một số loại thuốc điều trị tiểu đường, ung thư, thuốc an thần có thể làm giảm tác dụng thuốc. Thậm chí nó có thể khiến tình trạng mắc bệnh của bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn.
  • Khiến huyết áp không ổn định và gây nguy hiểm cho người bị huyết áp thấp: Trà hoa cúc có thể khiến người dùng giảm huyết áp. Vì thế những người bị huyết áp thấp không nên sử dụng loại trà này.

Mặc dù có khá nhiều tác dụng phụ, nhưng những tác dụng phụ này chỉ xảy ra khi bạn sử dụng hoa cúc hay trà hoa cúc không đúng cách. Trên thực tế, hoa cúc vẫn là một loài hoa đẹp, có nhiều tác dụng tốt. Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng về sức khỏe, hãy tìm hiểu kỹ về các loại trà, các loại cây trước khi sử dụng nó. Truy cập: https://kttvhanam.vn/ để đón đọc những bài viết hay hữu ích về chủ đề cây cối này nhé!