Nhà cấp 4 ở Hà Nam nói riêng và tại Việt Nam nói chung đều có những tiêu chuẩn về kết cấu, kỹ thuật xây dựng. Việc đảm bảo các yếu tố về xây dựng, kết cấu nhà cấp 4 sẽ đảm bảo công trình cung cấp đủ điều kiện để con người có thể sử dụng và sinh hoạt bên trong.

Tiêu chuẩn kết cấu nhà cấp 4

Theo thông tư số 03/2016/TT-BXD do chính phủ Việt Nam ban hành về phân cấp các loại công trình. Dựa vào kết cấu chịu lực, chịu tải, các công trình xây dựng để ở tại Việt Nam được chia thành 6 loại bao gồm: nhà tạm, nhà cấp 4, nhà cấp 3, nhà cấp 2, nhà cấp 1 và cuối cùng là biệt thự.

Trong các loại công trình này, nhà cấp 4 là loại nhà phổ biến nhất và xuất hiện nhiều nhất. Đặc biệt là tại Hà Nam, nơi vẫn còn đang trong quá trình quy hoạch hiện đại hóa.

Để được công nhận là nhà cấp 4 đạt tiêu chuẩn, công trình xây dựng cần phải đạt các tiêu chuẩn về kết cấu nhà cấp 4 mà bộ xây dựng việt nam đã ban hành như:

Kết cấu chịu lực bằng gạch, gỗ thời gian sử dụng vừa phải

Đầu tiên, công trình xây dựng phải có khung kết cấu chịu lực làm từ gạch hoặc gỗ. Niên hạn sử dụng của công trình vào khoảng 30 năm hoặc kéo dài hơn một chút, tùy thuộc vào vị trí của công trình.

Kết cấu nhà cấp 4 sử dụng cột chịu lực bằng gạch có tuổi thọ khoảng 30 năm

Ngoài ra, số tầng xây dựng cho phép của nhà cấp 4 tối đa là 1 tầng với chiều cao vào khoảng 3.6 – 4m.

Tường bao che và tường ngăn bằng gạch

Phần tường bao che xung quanh nhà dùng để liên kết giữa các kết cấu chịu lực. Cùng với tường phân cách không gian bên trong ngôi nhà cần phải được làm từ bằng gạch.

Sử dụng mái ngói hoặc Fibroociment

Là công trình nhà thấp tầng giá rẻ, vì vậy, phần mái nhà phổ biến của nhà cấp 4 là dạng mái ngói hoặc tấm lợp fibrocement, đặc biệt là tấm lớp xi măng fibrocement. Tấm lợp này là một loại chất liệu xây dựng cực kỳ rẻ, có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn cực kỳ tốt. Cực kỳ phù hợp với môi trường khí hậu Hà Nam nói riêng, Việt Nam nói chung.

Vật liệu hoàn thiện và tiện nghi sinh hoạt mức trung bình

Vì là công trình nhà ở giá rẻ với mức chi phí thấp chỉ vào khoảng 100 – 600 triệu đồng. Vật liệu hoàn thiện như cửa, sơn,… phần lớn là những món đồ giá rẻ, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt mức tối thiểu.

Sử dụng hệ thống cửa giá rẻ trong xây dựng nhà cấp 4

Kiến trúc đơn giản, có khả năng thông gió, lấy sáng tốt

Nhà cấp 4 thường có kiến trúc cực kỳ đơn giản. Ngôi nhà chỉ có công năng chính là bảo vệ con người khỏi các yếu tố thời tiết thiên nhiên. Tuy nhiên, nó vẫn phải đảm bảo được khả năng lưu thông không khí, lấy ánh sáng tốt.

Giới thiệu bản vẽ kết cấu nhà cấp 4 đẹp tại Hà Nam

Để giúp bạn có được hiểu biết rõ hơn về kết cấu nhà cấp 4, dưới đây là bản vẽ kết cấu nhà cấp 4 điển hình tại Hà Nam.

Mặt đứng chính

Là bản vẽ mặt tiền của nhà cấp 4, bản vẽ này sẽ cho bạn biết những thông số cơ bản nhất như: chiều cao, bề rộng, phối cảnh của ngôi nhà. Bên cạnh đó, mặt đứng chính của nhà còn cho biết kích thước của hệ thống cửa chính, phong cách thiết kế của ngôi nhà.

bản vẽ mặt đứng chính

Mặt Đứng bên

Bản vẽ mặt đứng bên sẽ cung cấp thông tin về chiều sâu, hình dáng 2 mặt bên của ngôi nhà cấp. Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn nắm được cái nhìn tổng quan về cách thiết kế, màu sắc của 2 bên tường nhà bạn.

bản vẽ mặt đứng bên

Mặt đứng cắt

Nếu như mặt đứng chính và mặt đứng bên giúp bạn nắm được thiết kế, màu sắc, và cấu trúc bên ngoài của công trình. Mặt đứng cắt sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về kết cấu của công trình với mặt đứng cắt bên. Bạn sẽ biết được khoảng cách của hệ thống khung chịu lực chính của ngôi nhà, các tường ngăn, các phòng được phân bố ra sao.

bản vẽ mặt cắt bên

Trong khí đó mặt đứng cắt chính sẽ đưa ra số liệu về kết cấu khung chịu lực ở bề mặt ngang. Bề rộng của các phòng, hành lang được phân bổ như thế nào.

bản vẽ mặt cắt chính

Mặt bằng mái

Mặt bằng mái là một trong những bản vẽ quan trọng về kết cấu nhà cấp 4. Nó sẽ cung cấp các thông tin về diện tích xây dựng nhà, cách thiết kế và bố trí phần mái để bảo vệ và ngăn chặn các tác nhân thời tiết tới con người.

bản vẽ mặt bằng mái

Mặt bằng thoát nước

Bản vẽ mặt bằng thoát nước sẽ giúp bạn hiểu rõ được các vị trí thoát xả thải của công trình. Đảm bảo rằng công trình cung cấp đầy đủ những yêu cầu tối thiểu cho việc sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.

bản vẽ mặt bằng thoát nước

Kỹ thuật xây dựng nhà cấp 4 ở Hà Nam

Kỹ thuật làm móng nhà

Trước khi bắt đầu tiến hành xây dựng nhà ở, yếu tố cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng tới kết cấu nhà cấp 4 cũng như tuổi thọ công trình là xây dựng móng nhà.

Móng nhà là phần công trình kỹ thuật nằm dưới cùng của ngôi nhà và được đặt bên trong lòng đất. Kết cấu này sẽ giúp nâng đỡ toàn bộ phần công trình nhà cấp 4 nằm bên trên. Cũng như ngăn chặn tình trạng sụt lún, không đồng đều khi phải chịu trọng lực từ phía trên dồn xuống.

Hiện nay có 4 loại móng phổ biến được sử dụng trong kết cấu xây dựng nhà cấp 4 gồm:

Móng đơn: là loại móng dạng cột được liên kết với nhau bằng hệ thống giằng móng. Móng đơn được thực hiện bằng cách tạo các hố móng và sử dụng khuôn để lấp đầy bê tông.

hình ảnh móng đơn trong thực tế

Móng cọc: là loại móng gồm 2 phần: cọc, đài cọc. Móng cọc là các cột bê tông cốt thép được đóng sâu xuống tầng đất giúp phân bổ trọng lực của ngôi nhà đến tầng đất sâu bên dưới.

Móng băng: Đây là loại móng nông dạng dải được đặt giao nhau. Loại móng này thi công bằng cách xây dựng các khung cốp ph sau khi được đổ bê tông thì tiến hành chôn lấp đi.

Móng bè: Là móng nhà có bề mặt đáy dạng phẳng, bề mặt móng được thi công bằng khung khuôn cốp pha. Loại móng này phù hợp với những công trình nhà cấp 4 xây dựng trên nền đất yếu. 

Kỹ thuật thi công mái nhà

Bên cạnh kỹ thuật làm móng nhà, việc thi công mái nhà cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng khi kết cấu nhà cấp 4. Phần mái nhà sẽ giúp bảo vệ trực tiếp con người khỏi các yếu tố thời tiết, thiên nhiên.

Có 3 loại mái nhà cấp 4 được sử dụng chủ yếu trong kết cấu nhà cấp 4 là:

Mái dốc

Đây là loại mái cực kỳ phổ biến trong xây dựng nhà cấp 4 tại Việt Nam. Loại mái này gồm 2 bộ phần chính là bảo vệ và chịu lực.

Mái dốc là kiểu mái cực kỳ phổ biến trong kết cấu nhà cấp 4 nhờ chi phí rẻ

Trong đó, phần chịu lực là hệ thống cột, dầm đỡ giúp nâng tải trọng của mái đảm bảo an toàn bên trong ngôi nhà.

Phần bảo vệ là phần giúp che nắng, mưa, các kiểu khí hậu thời tiết khỏi tác động vào bên trong ngôi nhà.

Khi thi công mái dốc nên tiến hành lắp đặt máng thoát nước để ngăn chặn nước có đọng lại và chảy vào trong công trình. Trong trường hợp tiến hành làm mái ngói có độ dốc lớn 45 độ cần phải sử dụng vít để cố định phần mái.

Mái ngói

Là loại mái truyền thống xuất hiện ở nhiều vùng quê Việt Nam, mái ngói được cấu thành từ những viên gạch ngói nhỏ đặt lớp lên nhau và gắn trên hệ thống giá đỡ mái.

Có tất cả 6 loại ngói được sử dụng là: ngói sóng nhỏ, ngói rìa( dùng phủ cạnh đầu hồi mái hông), ngói nóc( đặt ở vị trí giao giữa 2 mái, hông mái), ngói đuôi, chạc tư và chạc ba.

Ngói gạch được đặt trên hệ thống giá đỡ mái

Khi thi công, độ dốc của mái ngói tối thiểu phải >40%. Nếu thiết kế mái nhỏ hơn 40% thì cần sơn chống thấm, trường hợp độ dốc lớn hơn 60% thì cần cố định bằng vít, hoặc đinh.

Mái bằng

Và cuối cùng là mái bằng, chúng có cấu tạo từ xi măng, cát, đá dăm và nước. Loại mái này yêu cầu phải tiến hành xây dựng bộ cốt thép để duy trì được cấu trúc công trình.

Quá trình thi công mái bằng bê tông cần tiến hành 2 lần

Khác với những loại mái bên trên, mái bằng bê tông cần tiến hành thực hiện đầm mái. Đầm mái là một kỹ thuật đặc biệt giúp gia cường độ chặt của lớp mái cũng như gia tăng khả năng chống thấm chống ẩm của mái.

Một lưu ý nhỏ khi thực hiện đầm mái bằng là cần tiến hành thực hiện đầm 2 lần để đảm bảo cấu trúc và khả năng chống thấm của mái. Thời gian giữa là 2 lần đầm là 2 tiếng với trời nắng ráo và 4 tiếng trong trường hợp trời râm mát.