Một nghiên cứu với xác suất chính xác lên tới 90% cho thấy, có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh thiếu lương thực trong năm 2100 do tình trạng hiệu ứng nhà kính và nóng lên toàn cầu.

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Thông qua một vụ nổ  mạnh trong khí quyển khiến cho nhiệt độ một vùng tăng lên. Nhà toán học người Pháp là Jean Baptiste Joseph Fourier đã đặt tên “hiệu ứng nhà kính” (xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp).

Đến năm 1927, ông đã đưa ra nguyên lý để giải thích cho hiện tượng Hiệu ứng nhà kính gây được sự quan tâm lớn. Tuy nhiên, thí nghiệm đầu tiên tin cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall năm 1858 và báo cáo định lượng kỹ càng được thực hiện bởi nhà khoa học Svante Arrhenius năm 1896.

Hiệu ứng nhà kính khí quyển

Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiệu ứng khiến cho không khí của trái đất nóng lên. Hiện tượng này xảy ra do bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống trái đất. Sau đó mặt đất hấp thụ nóng lên bức xạ sóng dài vào khí quyển, khí CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên. Hàm lượng khí C02 khoảng 0,036% đã đủ để khiến cho nhiệt độ tăng thêm 30 độ C. Nhưng nếu không có hiện tượng hiệu ứng nhà kính tự nhiên thì trái đất của chúng ta sẽ chỉ có nhiệt độ khoảng -15 độ C.

Hiểu một cách đơn giản hơn thì khái niệm hiệu ứng nhà kính chỉ hiệu ứng xảy ra khi bức xạ ánh sáng mặt trời xuyên qua cửa sổ, mái nhà kính, chúng được hấp thụ và phân tán trở lại vào không gian và biến thành nhiệt lượng. Điều này đã khiến cho không gian ấm lên chứ không phải là do được chiếu sáng. Khí C02 có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất trên quy mô toàn cầu.

Ví dụ như cây xanh trồng trong nhà kính, hiệu ứng nhà kính khiến cho nhiệt độ bên trong tăng lên, cây sẽ đâm chồi nảy lộc, ra hoa sớm hơn dự kiến.

Thời kỳ đầu của trái đất, thành phần CO2 trong bầu khí quyển nguyên thủy cao hơn, cân bằng được lượng bức xạ mặt trời yếu hơn khoảng 25%. Theo thời gian, các tia bức xạ tăng lên. Lúc này, thực vật, cây cỏ đã có trên trái đất, thông qua quang hợp thì sẽ lấy đi một phần khí C02 để tạo nên khí hậu ổn định cho con người sinh sống.

Hiệu ứng nhà kính khí quyển làm nhiệt độ trái đất tăng lên

Hiệu ứng nhà kính nhân loại

Trong vòng 100 năm trở lại đây, con người đã tác động mạnh đến sự cân bằng giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và bức xạ mặt trời. Chính sự thay đổi nồng độ khí nhà kính (CO2 tăng 20%, khí CH4 tăng 90%) đã khiến cho nhiệt độ trái đất tăng 2 độ C. 

Cũng do con người mà khí ozone ở tầng bình lưu suy giảm nghiêm trọng.

Khí nhà kính

Khí nhà kính là những khí hấp thụ được bức xạ sóng hồng ngoại (sóng dài) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi chiếu sáng bởi ánh nắng mặt trời. Sau đó tiếp tục phân tán nhiệt lại cho trái đất. Nếu khí nhà kính tồn tại với lượng vừa phải thì trái đất sẽ ở trạng thái cân bằng. Nhưng khi lượng khí sinh ra quá nhiều ở trong bầu khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính và trái đất nóng lên.

Đóng góp vào hiệu ứng nhà kính trên trái đất có 4 khí chính là:  Hơi nước H20 (36-70%); Carbon dioxide CO2 (9-26%); Metan CH4 (1%); Ozone O3 (0%).

Các đám mây khi hấp thụ phát ra bức xạ hồng ngoại cũng có thể gây ảnh hưởng đến tính chất phát xạ nhiệt của tầng khí quyển.

Kỷ lục mới về nồng độ khí nhà kính

Thế kỷ 21, con người phải đối mặt với tình trạng hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu. 

Ngày 25/11/2018: Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) cho biết, nồng độ CO2 và khí nhà kính trong khí quyển – nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu đã tăng chóng mặt, đạt mức kỷ lục vào năm 2018, mức tăng cao hơn rất nhiều so với trung bình trong vòng 10 năm qua.Cụ thể như sau:

Khí nhà kính đạt kỷ lục chưa từng có

Từ năm 2017 – 2018, sự gia tăng nồng độ CO2 gần với mức tăng của năm 2016 – 2017. Lần cuối cùng mà trái đất trải qua hàm lượng C02 tương đương giữa các năm là 3-5 triệu năm trước. Nhiệt độ cao hơn 2-3 độ C so với ngày nay, mực nước biển cũng cao hơn mực nước hiện tại 10-20m. Nồng độ khí CO2 vượt ngưỡng tượng trưng 400 ppm năm 2015. Hiện đã đạt mức kỷ lục mới là 407,8 ppm, gấp 147% so với giai đoạn trước công nghiệp hóa 1750. May mắn là đại dương/ sinh quyển (rừng) đã hấp thụ cho chúng ta ¼ tổng lượng khí thải.

Ngoài khí cacbon đioxit, khí metan và oxit nito cũng tăng lên rất nhiều, kể cả khu vực đảo nhiệt đới, miền núi và không có dấu hiệu chậm lại. Loại khí nhà kính lớn thứ 2 là metan đã tăng lên 1868 ppb, gấp 250% so với thời kỳ tiền công nghiệp. Còn oxit nito đã mở rộng tới 333,1 ppb. gấp 120% so với thời kỳ tiền công nghiệp. Sự tăng trưởng của loại khí này trong năm 2018 cũng cao hơn so với năm 2016, 2017. Khí này đã làm phá hủy tầng ozone (vốn có vai trò bảo vệ con người khỏi các tia có hại từ mặt trời).

Hiện tượng hiệu ứng nhà kính điển hình

Băng tan/ nước biển dâng

Quá trình tích lũy các chất khí gây hiệu ứng nhà kính lâu dài làm cho trái đất nóng lên. Khiến cho thể tích nước giãn nở, hậu quả là tỷ lệ băng tan ở 2 cực tăng dần.

Một cuộc khảo sát khoa học đã phát hiện, các sông băng ở Bắc Cực (Canada, Alaska, Greenland…) chính là tác nhân lớn nhất khiến cho mực nước biển tăng cao. Vấn đề lớn nhất là tốc độ tan băng diễn ra rất nhanh và đồng thời khiến cho con người “không kịp trở tay”.

Tình trạng băng tan diễn ra phổ biến

Mỗi năm, nước biển dâng khoảng 1mm. Từ năm 1971 cho đến nay, con số này đã tăng thành 2,3cm. Giai đoạn 1985 – 2005, lượng băng tan 5000 tấn/giây. Giai đoạn 2005 – 2015, lượng băng mất đi ở Bắc Cực là 477 tỷ tấn/năm, vậy cứ mỗi giây thì có 14.000 tấn nước đổ ra biển, quá trình này cũng diễn ra nhanh gấp 3 lần so với thời kỳ 1986 – 2005.

Đặc biệt, lượng băng kỷ lục đã bốc hơi khỏi Greenland vào năm 2019. 532 tỷ tấn là con số được các nhà khoa học công bố. Riêng tháng 7/2018, con số này là 223 tỷ tấn. Từ năm 2003 – 2016, trung bình mỗi năm Greenland mất khoảng 255 tỷ tấn băng. Một kịch bản mới được đưa ra đó là nếu toàn bộ dải băng ở Greenland tan chảy hết, thì nước biển sẽ dâng thêm 6m. Sẽ có khoảng 400 triệu người phải hứng chịu cảnh ngập lụt ven biển vào cuối thế kỷ này.

Cháy rừng tự phát

Điều kiện khí hậu trở nên ấm, khô hơn do hiệu ứng nhà kính cũng có liên quan đến cháy rừng tự nhiên, nhất là trong những thập kỷ gần đây.

Đầu năm 2020, thảm họa cháy rừng khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử nước Úc đã khiến cả thế giới dậy sóng. 8 triệu ha đất thiêu rụi, hơn 1800 nhà dân và hàng ngàn cơ sở vật chất khác bị phá hủy, ít nhất 25 người chết. Hơn 10 triệu người phải hít thở bầu không khí độc hại từ các đám cháy. Đặc biệt, gần 500 triệu động vật bị ảnh hưởng nghiêm trọng.  Cũng đã có gần 200 đám cháy khác hoành hành trên khắp lục địa châu Đại Dương.

Có ít nhất 74.155 vụ cháy rừng ở Brazil từ tháng 1 – tháng 8/2019. Một ½ trong số đó diễn ra ở Amazon – nơi được xem là lá phổi của trái đất. Chỉ riêng ngày 23,24/8 đã có hơn 1600 đám cháy tiếp tục bùng phát ở rừng Amazon. Hơn 30 triệu người đã bị ảnh hưởng khi sống ở gần khu vực này. Rừng Amazon đang đà suy giảm mạnh, hậu quả trước mắt là sản sinh ra lượng khí CO2 cực lớn. Cùng với đó là sự đa dạng sinh thái của con người, sinh vật bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cháy rừng tự phát xuất hiện thường xuyên hơn

Biến đổi khí hậu

Toàn bộ những nguyên nhân làm gia tăng khí nhà kính đã gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu. Chúng có thể tác động giới hạn ở một vùng nhất định hoặc toàn cầu tùy theo mức độ tồn tại các khí.

Năm 2019 được xem là năm nóng nhất trong lịch sử các đại dương trên thế giới. Nhiệt độ của đại dương vào năm 2018 cao hơn 0,075 độ so với nhiệt độ trung bình giai đoạn 1981 – 2010. Đồng nghĩa với việc trái đất đã hấp thụ 228 Zetta Joules năng lượng.

Lượng nhiệt mà con người thải ra trong vòng 25 năm qua tương đương với 3,6 tỷ vụ nổ bom nguyên tử Hiroshima. Con số này cũng tương đương với việc tất cả mọi người trên thế giới cùng chạy 100 lò vi sóng và 100 máy sấy tóc liên tục trong 1 năm. Chỉ với việc tăng thêm 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, nhưng thế cũng đủ để khiến trái đất hứng chịu hàng loạt thảm cạnh của biến đổi khí hậu.

Ngập lụt/hạn hán

Các nhà khoa học giải thích cho hiện tượng này là chất khí nhà kính đã làm hệ sinh thái biến đổi. Nhiều khu vực trên thế giới bị hạn hán kéo dài, khu vực khác lại mưa to gây ngập úng, lũ lụt.

Ngập lụt diễn ra cực kỳ nghiêm trọng

Mưa lớn ở Trung Quốc từ đầu tháng 6/2020 đã gây ngập lụt và hậu quả nghiêm trọng cho nhiều khu vực. Trong hơn 1 tháng, đã có hơn 19 triệu người thuộc 26 tỉnh thành bị ảnh hưởng, hơn 1.5 triệu ha hoa màu bị tàn phá, ước tính thiệt hại kinh tế gần 6 tỷ USD. Đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới hứng đỉnh lũ lớn nhất kể từ khi xây dựng vào năm 2003.

Châu Âu năm 2018 đã bước vào đợt hạn hán gây ảnh hưởng lớn nhất trong vòng 250 năm qua. Theo như kịch bản khí nhà kính thì đợt hạn hán nghiêm trọng kéo dài 2 năm sẽ tăng gấp 7 lần trong nửa cuối thế kỷ 21. 40 triệu ha đất nông bị khô cằn, tương đương với 60% diện tích đất canh tác ở khu vực. Đặc biệt tại các nước Trung Âu, thảm thực vật đã sinh trưởng kém đi. Hạn hán gia tăng ở Châu Âu đã dẫn đến những thiệt hại nặng nề về mọi mặt.

Những nguyên nhân gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Cơ chế hoạt động của hiệu ứng nhà kính đến từ việc các tia bức xạ tia sóng ngắn phát ra từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất. Những tia bức xa này sẽ sẽ xuyên qua bầu khí quyển của Trái Đất chiếu đến mặt đất. Một phần trong số lượng khí thải sẽ được mặt đất hấp thụ. Trong khi đó phần còn lại sẽ được phản xạ lại vào bầu khí quyển của Trái Đất.

Lúc này các phân tử khí CO2  đóng vai trò như một lớp kính lớn bao phủ toàn bộ bề mặt Trái Đất. Chúng sẽ hấp thụ phần còn lại của các tia bức xạ từ mặt trời sau khi được mặt đất phản xạ lại vào bầu khí quyển.

Khí CO2 gây lên hiệu ứng nhà kính

Như vậy qua cơ chế và cách thức gây lên hiệu ứng nhà kính. Ta thấy rằng khí CO2 là nguyên nhân chính yếu gây ra hiệu ứng nhà kính. Lớp khí CO2  như tạo ra một lớp kính dày bao phủ lên toàn bộ bề mặt Trái Đất. Nó hấp thụ toàn bộ bức xạ, làm tăng nhiệt độ Trái Đất. Đồng thời khiến các tia bức xạ không thể thoát ra. Từ đó, nhiệt độ được duy trì hoặc tăng lên tùy thuộc vào nồng độ khí CO2 trong khí quyển. Nồng độ khí CO2 càng cao thì khả năng hấp thụ bức xạ càng cao. Từ đó, nhiệt độ bầu không khí càng cao.

Khí CO2 từ con người tạo ra là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính

Dựa trên những tính toán và công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học hàng đầu hiện tại. Nếu như không có bầu khí quyển. Nhiệt độ bề mặt Trái Đất là vào khoảng -23 oC. Tuy nhiên, mức nhiệt trung bình của bề mặt Trái Đất lại là 15 oC. Điều này đã cho ta thấy được, hiệu ứng khí nhà kính đã khiến cho Trái Đất nóng lên đến 38 oC.

Hiện nay tình trạng chặt phá, đốt rừng diễn ra ngày càng đáng báo động. Điều này khiến cho một lượng lớn khí CO2 không được hấp thu. Từ đó, nồng độ khí CO2 dư thừa được tích tụ nhiệt hơn. Đây là nguyên nhân khiến cho hiệu ứng nhà kính càng trở lên phức tạp hơn rất nhiều.

Các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác

Mặc dù khí CO2  là góp phần chủ yếu vào việc tạo lên hiệu ứng nhà kính. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều các loại khí khác có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu ứng nhà kính diễn ra nhanh chóng hơn. Có thể kể đến 1 vài loại khí có tác động đến như: O3, CH4, N2O, CFC, hơi nước.

Những loại khí này dưới quá trình Oxy hóa trong không khí. Cũng như kết hợp với những phân tử có sẵn trong bầu khí quyển mà tác động thay đổi đến cấu trúc bên trong. Các loại khí chuyển hóa thành khí CO2  hoặc làm tăng nồng độ khí metan(CH4) loại khí có khả năng sinh ra hiệu ứng nhà kính mạnh hơn so với CO2.

Từ đó, tình trạng hiệu ứng nhà kính diễn ra nghiêm trọng hơn.

Một điều đặc biệt là các loại khí gây hiệu ứng nhà kính này phần lớn hình thành từ cuộc sống, và sản xuất của con người. Và chúng cũng rất khó để có thể được hấp thu và biến đổi.

Hậu quả kinh khủng từ hiệu ứng nhà kính

Trên thực tế, hiệu ứng nhà kính hoàn toàn có thể đem lại những lợi ích cho môi trường. Đặc biệt nếu hiệu ứng này diễn ra đúng tỉ lệ nhất định. Nó có thể tác động tốt đẹp đến rất nhiều như cuộc sống và kinh tế của con người. Có thể kể đến lợi ích mà hiệu ứng này đem lại như:

Nhiệt độ tăng là một trong những hậu quả của hiệu ứng nhà kính
  • Duy trì nhiệt độ, tạo bầu không khí phù hợp. Từ đó, góp phần phát sinh và phát triển môi sống thuận lợi cho các vi khuẩn, vi sinh vật trong thời điểm hình thành Trái Đất cách đây nhiều triệu năm trước.
  • Hiệu ứng nhà kính được duy trì ở một mức nhất định. sẽ giúp bầu không khí ấm áp. Nhờ đó, tạo điều kiện cho cây cối, sinh vật phát triển nhanh chóng.

Mặc dù vậy, lợi ích sẽ không bù đắp được trong trường hợp hiệu ứng nhà kính mạnh hơn những gì mà các sinh vật, thực vật cần để phát triển.

Hiệu ứng nhà kính tác động tới nguồn nước, sinh vật, con người

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của dân số và các khu công nghiệp. Lượng khí CO2 thải ra khí quyển cũng dần tăng theo. Điều này gây ra rất nhiều ảnh hướng tới cuộc sống của con người. Cũng như có tác động mạnh đến nguồn nước, hệ sinh vật trên Trái Đất.

  • Nhiệt độ Trái Đất tăng khiến cho tình trạng nắng nóng kéo dài. Từ đó, đất đai rơi vào tình trạng khô cằn. khan hiếm nước sạch. Theo các chuyên gia dự báo. Nếu lượng khí CO2 không được cắt giảm. Đến giữa thế kỷ 21, nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng trung bình 1.5oC – 4.5oC. Đến cuối thế kỷ 21. Khoảng ⅓ dân số thế giới. Tức vào khoảng 3 tỷ người rơi vào tình trạng nghèo đói.
  • Nhiệt độ tăng cao còn khiến cho môi trường sống của các loài động thực vật bị thu hẹp hơn rất nhiều so với trước đây. Dựa trên các dữ liệu khoa học. IPBES công bố, tốc độ tuyệt chủng loài toàn cầu hiện nay cao hơn hàng chục hàng trăm lần so với mức trung bình trong 10 triệu năm qua. Các loài bản địa của từng môi trường riêng biệt đã giảm 20% kể từ năm 1900. Trong 8 triệu loài động-thực vật đang tồn tại và sinh sống trên Trái Đất hiện nay. Có tới hơn 1 triệu loại đang lâm vào nguy cơ tuyệt chủng.
  • Theo thông cáo của ngài Yann Laurans Giám đốc của Chương Trình Đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Diện tích rừng toàn cầu đã giảm ⅓ so với trước thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp lần 1. 66% môi trường biển đã bị biến đổi nghiêm trọng. Đến cuối thế kỷ này, sản lượng hải sản sẽ giảm 3-10% vì hiệu ứng nhà kính.
  • Băng tan tại 2 cực Trái Đất gia tăng. Điều này khiến cho lượng nước sạch suy giảm nghiêm trọng. Tình trạng ngập mặn diễn ra thường xuyên hơn. Cùng với đó, mực nước biển được dự báo sẽ tăng lên khoảng 30-130cm vào năm 2100.

Hiệu ứng nhà kính tác động lên kinh tế, xã hội

Không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường sống. Hiệu ứng nhà kính còn tác động trực tiếp đến các nền kinh tế, xã hội toàn cầu.

  • Hiệu ứng nhà kính khiến băng tan 2 cực gia tăng nhanh chóng. Từ đó khiến mực nước biển gia tăng. Trong các báo cáo đánh giá khoa học của tổ chức IPCC. Mức nước toàn cầu đã dâng lên hơn 20cm từ thời kỳ tiền công nghiệp. Cũng trong báo cáo đó, các chuyên gia dự đoán, đến cuối thế kỷ 21. Mức nước biển dâng có thể đạt đến hơn 1m. Ảnh hưởng tới 40% dân số thế giới. tức gần 3 tỷ người bị ảnh hưởng. Một số quốc gia thấp hơn mặt nước biển có thể hoàn toàn biến mất.
  • 25% dân số trên thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu thốn nước sạch để sinh hoạt.

Giảm tải hiệu ứng nhà kính thế nào

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu khí thải

Thực hiện Trồng cây xanh, ngăn chặn tình trạng phá rừng bừa bãi

Cây xanh đóng góp 1 phần không nhỏ vào việc giảm lượng khí thải, khí CO2 trong không khí. Chính vì vậy, trồng cây xanh, chăm sóc rừng, bảo vệ và ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng sẽ giúp duy trì lượng CO2 ở mức vừa phải. Đồng thời làm giảm hiệu ứng nhà kính.

Tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả

Hiện nay, phần lớn các nguồn năng lượng đang được sử dụng đều đến từ việc khai thác và tiêu thụ các tài nguyên tự nhiên. Điều này khiến cho lượng tài nguyên thiên nhiên giảm đi. Cũng như thải một lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào trong khí quyển. 

Việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả sẽ giúp giảm đi lượng năng lượng tiêu thụ. Từ đó, các nguồn tài nguyên, năng lượng được sản xuất cũng được giảm bớt. Vừa có thể tiết kiệm chi tiêu, vừa giúp bảo vệ môi trường sống của con người.

Sử dụng năng lượng sạch, hạn chế sử dụng năng hóa thạch

Không giống như các loại nguyên liệu hóa thạch. Nguồn năng lượng sạch như: gió, mặt trời, nước…. thường không có tác động nhiều đến môi trường và khí quyển.

Sử dụng năng lượng sạch để hạn chế hiệu ứng nhà kính

Cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống hạ tầng “xanh”

Các công trình hệ thống hạ tầng hiện nay vẫn còn sử dụng các công nghệ cũ kỹ. Điều này khiến nó thải một lượng lớn khí thải vào bầu khí quyển. Để có thể cắt giảm lượng khí thải. Các công trình nên được cải tạo và nâng cấp. Hoặc xây dựng trên các phương pháp xanh hóa, tối ưu được 

Sử dụng phương tiện công cộng, phương tiện thân thiện

Số lượng dân cư gia tăng khiến cho nhu cầu phương tiện cá nhân cũng gia tăng. Riêng tại VIệt Nam lượng khí CO2  năm 2014 từ các phương tiện di chuyển là 33.235 nghìn tấn. Đến năm 2020 là 65.138 nghìn tấn Và dự báo 2030 là 89.119 nghìn tấn. Chính vì vậy, để có thể cắt giảm lượng khí thải. Mọi người nên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Hoặc các phương tiện thân thiện với môi trường như: xe đạp, xe điện…

Tái chế, tái sử dụng các món đồ cũ

Tái chế hay tái sử dụng những món đồ cũ vẫn còn khả năng sử dụng là một cách giúp cắt giảm khí thải hoàn hảo.

Nâng cao sự hiểu biết của mọi người

Song song với việc thực hiện các biện pháp cắt giảm khí thải. Việc thúc đẩy, nâng cao sự hiểu biết của mọi người về vấn đề môi trường cũng góp phần không nhỏ trong việc hạn chế khí thải. Mọi người càng có hiểu biết nhiều về môi trường sống. Thì càng có ý thức và trách nhiệm về bảo vệ bầu không khí

Các đề án của bộ về cắt giảm khí thải CO2

Trong ngành chăn nuôi, trồng trọt

  • Ứng dụng các biện pháp về canh tác theo hướng cắt giảm và tiết kiệm nước để giảm mức độ phát thải khí nhà kính.
  • Tái sử dụng, thu gom, xử lý rơm rạ. Hạn chế tình trạng đốt, vùi làm gia tăng khí thải vào môi trường.
  • Thay đổi khẩu phần thức ăn chăn nuôi gia cầm, gia súc
  • Ứng dụng công nghệ Biogas để xử lý phế thải chăn nuôi. Kết hợp sản xuất nhiên liệu sạch.
  • Ứng dụng kỹ thuật ủ yếm khí thải trong chăn thả gia cầm, gia súc.

Trong ngành lâm nghiệp

  • Thúc đẩy trồng rừng, phục hồi rừng.
  • Phát triển, bảo vệ và sử dụng bền vững đất rừng. Từ đó tăng khả năng hấp thụ khí carbon, khí nhà kính.

Trong ngành Thủy Hải sản

  • Cải tiến công nghệ, kỹ thuật trong việc nuôi trồng, khai thác thủy hải sản.
  • Xây dựng tổ chức và mô hình sản xuất, dịch vụ ngành nghề cá trên biển. Từ đó giúp giám sát, bảo vệ ngư trường.
  • Thực hiện thay đổi giống, thức ăn, hóa chất sử dụng trong nuôi trồng, khai thác thủy hải sản.

Trong các ngành nghề sản xuất tiêu dùng

  • Cắt giảm lượng khí thải của các nhà máy sản xuất, chế tạo
  • Ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật mới vào trong sản xuất
  • Nâng cao hiệu suất của các hệ thống giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ.
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng chất đốt là than, củi sang các loại năng lượng sinh học, gas có lượng khí thải CO2 thấp.
  • Phát triển hệ thống, cơ sở sử dụng năng lượng xanh không gây tác động tới môi trường.

Hiệu ứng nhà kính tại việt nam

Với chiều dài đường biển lên đến 3.658 km. Và là hạ lưu của của rất nhiều con sông lớn như: Sông Mê-Kông, Sông Hồng…. Vì vậy, Việt Nam được đánh giá là 1 trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng nhất thế giới do hiệu ứng nhà kính đem lại.

Tình trạng nước biển dâng

Theo số liệu điều tra mới nhất của các nhà khoa học của tổ chức Climate Central thông báo. Đến năm 2050. Nhiệt độ tại Việt Nam sẽ tăng khoảng 0.5- 3.4oC. Cùng với đó nước biển dâng có thể đạt từ 75-100 cm. Khi đó, 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11 % diện tích đồng bằng sông Hồng và khoảng 3% diện tích các tỉnh ven biển bị bị ngập. Cùng với đó, TP.Hồ Chí Minh có thể bị ngập hơn 20% diện tích.

Việc nước biển dâng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sống của 31 triệu người Việt Nam. Cùng với đó, diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng cũng kéo theo tình trạng thiếu thốn lương thực trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, GDP của nước ta cũng sẽ bị tổn thất khoảng 10%.

Đồng bằng sông Cửu Long có thể biến mất do nước biển dâng

Tình trạng nước mặn xâm nhập

Theo các số liệu được thu nhập gần đây. Chỉ tính riêng từ đầu mùa lũ 2020. Lượng mưa trên lưu vực sông Mê-Kông đã giảm 30-40% so với trung bình nhiều năm. Biển Hồ tại Campuchia, nơi cung cấp nước bổ sung cho đồng bằng sông cửu long mới chỉ trữ được 9 tỷ m3 nước. Thấp hơn đến 23 tỷ m3 so với trung bình nhiều năm, Kém 8 tỷ m3 so với năm 2015. Và thấp hơn 2 tỷ m3 so với 2019.

Việc thiếu hụt không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của bà con khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nó còn khiến cho tình trạng xâm nhập nước mặn ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Bảng so sánh xâm nhập mặn năm 2016 với 2020 tại Đồng bằng Sông Cửu Long

Năm 2016

Năm 2020

Sông Vàm Cỏ

90-93 km

100-130 km

Sông Hậu

55-60 km

60-65 km

Sông Cửa Lớn

60-65 km

55-65 km

Qua bảng số liệu ta thấy rằng. Nếu vào năm 2016 đợt hạn mặt được cho là 100 năm mới lặp lại một lần. Thì trong năm 2020, hạn mặt không chỉ diễn ra sớm hơn và nghiêm trọng hơn rất nhiều.

+ Hiệu ứng nhà kính tại Hà Nam

Vụ cháy rừng ở Thanh Liêm (28/6) đã làm cháy 6, 7ha rừng thông, kéo tái sinh. Đây được xem như diện tích rừng bị cháy rộng nhất trong nhiều năm qua trên địa bàn. Điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, nền nhiệt độ lên tới 40 độ C khiến cho công tác cứu hộ gặp nhiều khó găn. Đoạn đê bối xã Đình Xá (Phủ Lý, Hà Nam) sạt lở khiến 100 nhà ngập năng vào năm 2018. Đây chỉ là  ít trong số những tác hại do hiệu ứng nhà kính gây ra, khi có sự biến đổi về môi trường, nhiệt độ, khí hậu trên toàn tỉnh.

Cháy rừng ở Hà Nam

Nhìn chung, khi hậu quả của hiệu ứng nhà kính xảy ra tại Việt Nam, tỉnh Hà Nam cũng sẽ chịu những thiệt hại chung.

Các tổ chức thế giới và việt nam về giảm hiệu ứng nhà kính

Tổ chức IDDRI: Viện phát triển Bền Vững và Quan hệ Quốc Tế

Tổ chức IPBES: Liên minh lên chính phủ về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái

Tổ chức WRI: Viện Nghiên Cứu Tài Nguyên thế giới

Tổ chức WMO: Tổ chức khí tượng thế giới

Tổ chức IPCC có tên đầy đủ là Intergovernmental Panel on Climate Change có nghĩa là Ủy ban Liên Chính Phủ về Biến Đổi Khí Hậu

Tổ chức tư vấn CDP (Carbon Disclosure Project): tổ chức công bố Carbon giúp công bố lượng carbon mà các thành phố, nhà máy sản xuất thải ra môi trường

Tổ chức Climate Central: Tổ chức tin tức phi lợi nhuận phân tích và báo cáo về khoa học khí hậu.

Tổ chức The Climate Group: Nhóm hành động vì môi trường Quốc tế. Với mục tiêu giảm lượng khí thải CO2 về 0 vào năm 2050

Quỹ World Wildlife: Quỹ đánh giá rủi ro toàn cầu

Trung tâm CCRC( Climate Change Resilience Center): Trung tâm Ứng phó Biến đổi Khí Hậu được tại lập tại Việt Nam

Tổ chức VCCA( Vietnam Coalition for Climate Action): Tổ chức liên minh hành động vì khí hậu Việt Nam

Tổ chức EEI: Viện sinh thái và Môi Trường

Giải thích thuật ngữ khoa học

Khí quyển: Khí quyển là một lớp khí bao bọc xung quanh một thiên thể có khối lượng đủ lớn. Khí quyển được giữ lại bởi trọng lượng của thiên thể đó. Khí quyển thường được chia làm 5 tầng bao gồm:

  • Tầng đối lưu là tầng trong cùng có độ cao từ 6 – 20 km.
  • Tầng tiếp theo là tầng bình lưu: từ 20-50 km
  • Tầng Trung Lưu có độ cao từ 50-85 km
  • Tầng nhiệt từ 85-690 km
  • Tầng cuối cùng là tầng ngoài: 690-10.000 km.

Quang hợp: Quang hợp là quá trình thu nhập và chuyển hóa năng lượng từ ánh sáng mặt trời của thực vật, tảo và một vài loại vi khuẩn. Quá trình này dùng để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ cho bản thân sinh vật. Cùng với đó là thải ra khí oxy(O2) phục vụ cho cuộc sống của sinh vật.

Tầng bình lưu: Tầng bình lưu là lớp thứ 2 trong lớp khí quyển của Trái Đất. Tầng bình lưu nằm phía trên tầng đối lưu và phía dưới tầng trung lưu. Tầng này có độ cao là từ 20-50 km.

Chỉ số ppm: ppm là viết tắt của cụm từ part per milion. Chỉ số này là đơn vị để đo mật độ đối với khối lượng, thể tích cực kỳ thấp. Chỉ số ppm thường đường dùng để đo nồng độ các loại khí ô nhiễm, khí thải tính trong thể tích 1 lít.

Chỉ số ppb: ppb là viết tắt của cụm từ part per billion. Chỉ số này cũng giống như ppm để đo mật độ với khối lượng và thể tích cực kỳ thấp. Nếu ppm là một phần 1 triệu thì ppb là 1 phần 1 tỷ.

Công nghệ Biogas: Biogas còn có tên khác là khí sinh học. Đây là một hỗn hợp dạng khí được tạo ra từ quá trình phân hủy kỵ khí của phân động vật. Hỗn hợp khí Biogas bao gồm 60% khí metan(CH4), 30% khí carbon(CO2) và một số loại khí khác. Trong đó, metan là chất khí tạo ra năng lượng nhờ khả năng gây cháy.