Nhắc đến tỉnh Hà Nam, có lẽ các bạn sẽ không khỏi tò mò về tỉnh này, nơi đây được coi là vùng đất gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử, nơi hội tụ nhiều chùa chiền nổi tiếng và mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên cuốn hút theo năm tháng.

Vậy tỉnh Hà Nam ở đâu? Cùng mình khám phá các thông tin hữu ích dưới đây nhé

Hà Nam thuộc miền nào?

Hà Nam là một tỉnh thuộc miền Bắc nước ta, nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, từ khởi thuỷ lịch sử và văn hoá của vùng đất này đã gắn liền với vùng châu thổ Bắc Bộ, nơi đây là vùng trầm tích trẻ của miền võng Hà Nội rộng lớn.

Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam
Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam

Phía bắc giáp với Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía nam giáp với tỉnh Nam Định, phía Tây giáp với tỉnh Hoà Bình. Nằm ở toạ độ địa lý trên 20° vĩ độ Bắc và giữa 105° – 110° kinh độ Đông, phía Tây – Nam châu thổ Sông Hồng, trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ.

Lịch sử thành lập tỉnh Hà Nam

Vào thời kỳ trước khi thành lập tỉnh Hà Nam, ở thời nhà nước Văn Lang, vùng đất này thuộc bộ Giao Chỉ. Sang thời kỳ nước Âu Lạc, Hà Nam lúc ấy thuộc bộ Chu Diên. Đến thời nhà Hán chinh phục Âu Lạc (năm 111 trước công nguyên), nhà Hán đã chia vùng đất cũ và mới, chiếm thêm và phân chia lại, lúc đó Hà Nam hiện nay vẫn nằm trọn trong đất huyện Chu Diên.

Thời Tam Quốc và Lưỡng Tấn thống trị, đơn vị hành chính được chia lại, bởi thế vùng đất Hà Nam lúc này thuộc quận Vũ Bình, bao trùm đất đại các huyện Vũ Ninh, vũ Hưng, Tiến Sơn, Căn Ninh, Vũ Định và gộp thêm một phần đất phía Nam tỉnh Hà Đông cũ.

Qua các triều đại khác nhau, đến năm 1831, dưới triều vua Minh Mạng, nhà Nguyễn tiến hành cải cách hành chính, cả nước chia làm 29 tỉnh, theo chủ trương hành chính này, vùng đất Hà Nam ngày ấy là phủ Lý Nhân nằm trong tỉnh Hà Nội. Vào tháng 8 năm 1839 vua Minh Mạng đã có ý cắt một phần đất đai Hà Nội để thành lập các tỉnh mới với mục đích để dễ bề cai trị. Tuy nhiên trải qua các đời vua Thiệu Trị, Tự Đức vẫn chưa có quyết định.

Mãi đến ngày 20/10/1890 Toàn quyền Đông Dương J.G Piquet ra quyết định thành lập tỉnh mới Hà Nam. Tỉnh Hà Nam được thành lập trên đất đai và cư dân của phủ Lý Nhân được mở rộng ra Hà Nội và Nam Định.

Lúc thành lập, Hà Nam gồm 5 huyện: Kim Bảng, Duy Tiên, Nam Xang (sau đổi thành Lý Nhân), Thanh Liêm, Bình Lục, tỉnh lỵ là Phủ Lý.

Ga Phủ Lý hồi xưa
Ga Phủ Lý hồi xưa – ảnh: hinhanhVietNam.com

Trải qua rất nhiều sự biến động khác, đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đế quốc Mỹ phá hoại miền Bắc nước ta, để thuận lợi cho việc lãnh đạo, nước ta đã quyết định hợp nhất một số tỉnh, khi đó tỉnh Hà Nam hợp nhất với Nam Định thành tỉnh Nam Hà. Đến ngày 27/12/1971 Quốc hội nước ta đã quyết định hợp nhất tỉnh Nam Hà với Ninh Bình, thành lập tỉnh Hà Nam Ninh. Sau hơn 32 năm hợp nhất tỉnh, Nam Hà đã chính thức được chia trả lại thành hai tỉnh là Hà Nam và Nam Định vào ngày 06/11/1996.

Từ hàng ngàn năm trước, Hà Nam đã có nhiều cư dân sinh sống và trồng lúa nước, hình thành lên các thị tộc. Một nơi trung tâm của nền văn minh lúa nước, văn hóa của các tộc người cư ngụ dọc sông Hồng, sông Đáy. Năm 2008, thị xã Phủ Lý lên thành phố, đô thị loại III. Năm 2020, huyện Duy Tiên lên thị xã. Đến năm 2021, tỉnh Hà Nam có 6 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố là Phủ Lý (tỉnh lỵ), 1 thị xã Duy Tiên và 4 huyện trực thuộc là Kim Bảng, Lý Nhân, Bình Lục và Thanh Liêm.

Có thể nói, Hà Nam với chiều sâu lịch sử, vùng đất từ rất sớm đã định hình cốt cách, con người, văn hóa. Sự kiện thành lập tỉnh Hà Nam 130 năm trước có ý nghĩa sâu sắc, làm nên một Hà Nam có căn tính riêng trong dân tộc Việt Nam thống nhất mà đa dạng.

Tỉnh Hà Nam có gì nổi bật

Với quá trình hình thành và phát triền, để đến ngày nay tỉnh Hà Nam ngày một trở thành vùng đất phát triền cả về nét đẹp văn hoá, du lịch, phát triển kinh tế và con người.

Hà Nam là nơi có các địa điểm du lịch và đền chùa nổi tiếng

Gắn liền với sự hình thành lâu đời, nơi đây khi xưa luôn là nơi được khai phá và là nơi ngự lãm của các thời vua xưa, không những thế Hà Nam còn là địa điểm chứa nhiểu di tích lịch sử, chùa chiền thanh tịnh, nơi tâm linh hội tụ, không những thế nó còn trở thành chủ đề trong thơ ca của các nhà thơ và thi sĩ.

Chùa Tam Chúc về chiều
Chùa Tam Chúc về chiều

Hà Nam luôn sống động với những bảo vật và các di sản vô giá, đến bây giờ vẫn còn được lưu giữ rất cẩn thận như: Trống đồng Ngọc Lũ, Bia “Sùng Thiện Diên Linh”, mảnh đất mang danh xưng Hà Nam hiện có 1.784 di tích thuộc nhiều loại hình (trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt – chùa Long Đọi Sơn và Đền Trần Thương. Với 89 di tích cấp quốc gia và 113 di tích cấp tỉnh).

Trống Đồng Ngọc Lũ - kiệt tác nghệ thuật thời kỳ đầu
Trống Đồng Ngọc Lũ – kiệt tác nghệ thuật thời kỳ đầu

Cùng với đó là cả một kho tàng dân ca độc đáo cần phải kể đến như: Múa hát Dậm Quyển Sơn (Kim Bảng), hát Trống quân (Thanh Liêm), múa hát Lải Lèn (Lý Nhân), hát Giao duyên vùng ngã ba sông Móng,…

Những lễ hội mang bản sắc riêng vốn có của vùng núi Đọi – sông Châu như: Lễ hội chùa Bà Đanh, chùa Long Đọi Sơn, đền Lảnh Giang, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Vật võ Liễu Đôi, Lễ phát lương Đức Thánh Trần…

  • Khu Du Lịch Sinh Thái Tam Chúc: ngôi chùa lớn nhất thế giới với diện tích 5100 ha phải không nào? Chúng ta đang nghĩ đến chùa Tam Chúc, vào năm 2019, ngôi chùa này đã vinh dự được chọn là nơi tổ chức Ngày lễ Phật Đản Vesak của Liên Hợp Quốc ( hay còn gọi là Đại lễ Phật đản chùa Tam Chúc).
Chùa Tam Chúc thu hút rất nhiều khách du lịch tham quan hàng năm
Chùa Tam Chúc thu hút rất nhiều khách du lịch tham quan hàng năm

Sự kiện lớn này đã thu hút hàng nghìn tín đồ Phật giáo từ khắp các quốc gia trên thế giới. Từ đó, ngày nay chùa Tam Chúc luôn là nơi thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm, không chỉ du khách trong nước mà còn có cả du khách quốc tế.

  • Núi Cấm – Ngũ Động Thi Sơn: Nhìn từ xa núi Cấm có hình dáng như chúa tể sơn lâm đang nằm ngủ, đây là ngọn núi thơ mộng và hùng vĩ của tỉnh Hà Nam, với cảnh quan được ví như chốn bồng lai tiên cảnh, thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm hàng năm.
Vẻ đẹp rực rỡ khi tham quan bên trong Ngũ Động Sơn
Vẻ đẹp rực rỡ khi tham quan bên trong Ngũ Động Sơn

Ngũ Động Sơn nằm trong lòng núi Cấm, gắn liền với truyền thuyết rằng lá cờ của Lý Thường Kiệt bay lên núi lúc ông chinh phạt phương nam đi qua thôn Quyển Sơn. Ông coi đó là điềm may mắn và cùng quân sĩ cầu lễ tế đại thắng.

  • Bát Cảnh Sơn: Tại sao lại gọi là Bát Cảnh Sơn? bởi vì nơi đây được tạo thành bởi dãy núi 8 cánh. Theo ghi chép từ xưa, Bát Cảnh Sơn là nơi các vị vua chúa, quần thần thường đến để thưởng ngoạn cảnh đẹp.

Thời gian trôi qua đã làm cho một số ngôi chùa bị mất đi, nhưng nơi đây vẫn được các du khách ghé thăm đông đúc bởi vẻ hoang sơ chứa những hình ảnh lịch sự, tâm linh hoà nhịp với đời sống con người. Tỉnh Hà Nam ở đâu? câu hỏi này không chỉ hiện hữu lên một mảnh đất mà còn là cả một lịch sử văn hoá sống động.

>> Xem thêm:

Hà Nam nơi có các món ăn truyền thống đã đi vào áng văn thơ

  • Cá Kho làng Vũ Đại

Làng Vũ Đại – đây cũng chính là quê hương của nhà văn Nam Cao. Khi nhắc đến tác phẩm ” Chí Phèo”, Nam Cao đã lấy địa danh làng Vũ Đại vào trong tác phẩm của mình, và chính ngôi làng này bao đời nay được biết đến là nơi có công thức kho cá nổi tiếng và trở thành thương hiệu riêng của làng Vũ Đại, vị cá đậm đà được tẩm ướp cẩn thận cùng gừng, riềng, nước cốt chanh, nước cốt cua đồng, ớt, hành khô

Cá kho Thị Nở - Chí Phèo
Cá kho Thị Nở – Chí Phèo

Cá kho làng Vũ Đại là một đặc sản truyền thống được nhiều người tìm mua nhất mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Khi bạn đến đây vào những tháng cuối năm sẽ thấy hầu như nhà nào trong làng cũng đỏ lửa thâu đêm chế biến món cá kho để kịp thời cung cấp cho khách hàng.

  • Bánh cuốn chả ở Phủ Lý

Bánh cuốn là món ăn quen thuộc tại Việt Nam nhưng ở mỗi nơi sẽ có những hương vị riêng. Ở Hà Nam cũng vậy, bánh cuốn Phủ Lý sẽ ăn cùng chả nướng, các loại rau thơm cùng nước chấm nóng.

Bánh cuốn Chả Phủ Lý - món ăn không thể không thử
Bánh cuốn Chả Phủ Lý – món ăn không thể không thử

Đặc biệt sẽ ngon hơn nếu bạn cho thêm vài giọt tinh dầu cà cuống.

  • Chuối ngự Đại Hoàng

Chuối Ngự là thực phẩm tiến vua của vùng quê Đại Hoàng, Lý Nhân, Hà Nam với đặc điểm thân cao, dài óng ả. Mỗi cây chỉ ra 1 buồng, mỗi năm ra 1 lần và vị trí tít trên ngọn cao. Khi chín quả vàng óng rất đẹp, chĩa ra ngoài như đại sen Bồ Tát.

Chuối Ngự Đại hoàng nổi tiếng dẻo, vỏ mỏng, thơm ngon
Chuối Ngự Đại hoàng nổi tiếng dẻo, vỏ mỏng, thơm ngon

Với những đặc điểm nổi bật cùng và hương vị thơm ngon, chuối Ngự đã trở thành đặc sản nổi tiếng tại Hà Nam và được nhiều du khách biết đến.

  • Rượu làng Vọc (Bình Lục)

Nếu như Lào Cai nổi tiếng rượu ngô thì Hà Nam lại được biết đến với loại rượu làng Vọc thuộc xã Vũ Bản, huyện Bình Lục. Với hương vị đậm đà, ngọt lịm vì được làm từ 36 vị thuốc bắc và gạo nếp.

Đặc biệt bạn sẽ không cần phải lo lắng khi thưởng thức loại rượu này vì không gây đau đầu, không tác dụng phụ.

  • Mắm cáy bình lục

Ngoài những thực phẩm hoa quả đồ ăn trên, Hà Nam còn nổi tiếng với loại mắm cáy ở Bình Lục với hương vị cay cay, hăng hăng. Nó rất thích hợp để xào nấu, chấm rau hoặc thịt luộc..

Khâu chế biến mắm cáy công phu, sau khi làm sạch con cáy bằng cách bóc trắng, lột yếm, giã nhuyễn thì trộn với muối cùng với giềng rồi đem ủ kín. Sau đó sẽ lấy vải màn bịt chặt, phơi nắng 1 ngày rồi đem chôn dưới đất. Nếu bạn để càng lâu thì mắm sẽ càng ngon nhé.

  • Bánh đa kiện Khê

Bánh đa bạn sẽ bắt gặp ở nhiều địa phương nhưng mỗi nơi sẽ có những bí quyết làm và hương vị khác nhau. Trong đó không thể không nhắc tới bánh đa Kiện Khê – Thanh Liêm – Hà Nam.

Nổi tiếng với mùi thơm - giòn và đậm vị
Nổi tiếng với mùi thơm – giòn và đậm vị

Đặc điểm bánh đa Kiện Khê làm từ nguyên liệu gạo, vừng kết hợp món ăn có sẵn như cùi dừa, chuối tiêu,… tạo nên sự khác biệt. Chính sự cẩn thận, sáng tạo đã tạo nên thương hiệu bánh đa Kiện Khê trong lòng thực khách.

Con người Hà Nam – sự rèn rũa về tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc

Người dân Hà Nam luôn tự hào là những người con trung liệt, vớ những công tích hiển hách lưu danh muôn đời cùng lịch sử dựng nước, giữ nước. Thời Vua Hùng dựng nước có Thiện Công, Vực Công đứng lên đánh giặc Ân, bảo vệ bờ cõi Văn Lang. Đến những năm đầu Công nguyên có các Nữ tướng Cao Thị Liên, Quỳnh Chân, Nguyệt Nga cùng hàng chục nữ tướng nổi danh dấy binh, tụ nghĩa dưới cờ Hai Bà Trưng.
Ở thời Tiền Lý có tướng quân Đinh Lôi giúp Lý Nam Đế dựng nghiệp vương chủ. Rồi đến các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê…, tỉnh Hà Nam đều có những tướng tài lập công tích lẫy lừng. Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng (Liêm Cần, Thanh Liêm) với câu nói bất hủ: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” đã trở thành niềm tự hào của bao thế hệ người dân Việt Nam và quê hương Hà Nam.
Hà Nam còn được biết đến là miền “đất lành” được Đại Hành Hoàng đế Lê Hoàn chọn làm nơi Tịch điền (Xuân Đinh Hợi năm 987), mở đầu một phong tục đẹp – coi trọng khuyến nông.

Từ xưa Hà Nam luôn là mảnh đất anh hùng
Từ xưa Hà Nam luôn là mảnh đất anh hùng

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, các thế hệ người dân Hà Nam chịu thương chịu khó trong lao động, kiên cường trong chống giặc ngoại xâm và không ngừng sáng tạo, bồi đắp nên nền văn hóa giàu bản sắc với nhiều di sản vật thể, phi vật thể độc đáo.

Vậy tỉnh Hà Nam ở đâu? qua bài viết bạn đã có câu trả lời chi tiết rồi. Có thể thấy Hà Nam với những góc nhìn sinh động, nhiều khía cạnh cả về lịch sử, văn hoá và ẩm thực, con người,.. tất cả đều mang dáng vẻ của một dân tộc Việt Nam thu nhỏ. Qua những kiến thức chia sẻ mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn nữa về mảnh đất Hà Nam thân thương này.