Nhắc đến nơi có nhiều danh lam thắng cảnh và nhiều chùa chiền tâm linh chúng ta không thể không nhắc đến tỉnh Hà Nam. Với cái tên đơn giản “ Hà Nam” nhưng lại ẩn chứa những nét đẹp văn hoá, phật giáo và cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, hùng vĩ. Thực sự rất cuốn hút và giúp bạn cân bằng tâm trí khi đến Hà Nam.

Vậy Hà Nam cách Hà Nội bao nhiêu km?  Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cho bạn để có thể lên kế hoạch cho chuyến đi sắp tới của bạn nhé.

Vị Trí địa lý tỉnh Hà Nam

Tỉnh Hà Nam thuộc miền Bắc nước ta, nằm ở châu thổ đồng bằng sông Hồng, toạ độ địa lý trên 20o vĩ độ Bắc và giữa 105o – 110o kinh độ Đông, phía Tây – Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Từ thời xưa, tỉnh Hà Nam đã là nơi diễn ra các hoạt động chính trị, kinh tế và phát triển văn hoá, đời sống tâm linh.

Bản đồ toàn tỉnh Hà Nam
Bản đồ toàn tỉnh Hà Nam

Với vị trí địa lý thuận lợi này đã giúp tỉnh thúc đẩy phát triển cả về kinh tế và văn hoá xã hội. Hà Nam còn là tỉnh nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc – Nam, có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua với chiều dài gần 50km và các tuyến đường giao thông quan trọng khác như quốc lộ 21, quốc lộ 21B, quốc lộ 38.

Hà Nam với hơn 4000km đường bộ, bao gồm các đường quốc lộ, tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên huyện, liên xã, liên thị trấn đã được rải nhựa và bê tông hoá các đường nông thôn. Cùng với đó, hơn 200km đường thuỷ có luồng lạch đi lại đã được xây dựng kiên cố với 42 cầu đường. Chính vậy mà giao thông ở Hà Nam hiện nay đã đi lại rất thuận tiện, tạo điều kiện cho sự giao thoa, phát triển của tỉnh ngày một vững mạnh. Hội nhập về cả kinh tế-  văn hoá – xã hội và du lịch.

Hà Nam cách Hà Nội bao nhiêu km?

Với một vùng kinh tế trọng điểm và phát triển mạnh, Hà Nam cách thủ đô Hà Nội 60km về phía Tây, đây được coi là cửa ngõ phía nam của thủ đô. Xung quanh của tỉnh tiếp giáp với các Tỉnh lân cận, giúp cho việc phát triển kinh tế xã hội được đảm bảo và linh hoạt.

Hà Nam cách thủ đô Hà Nội 60km về phía Tây
Hà Nam cách thủ đô Hà Nội 60km về phía Tây

Phía Bắc giáp với tỉnh Hà Tây, phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía nam giáp với Nam Định và Ninh Bình, còn phía tây giáp với tỉnh Hoà Bình. Đặc biệt, với vai trò là cửa ngõ, nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Hà Nam tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế cho cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nôi và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ.

Vào năm 2018, Hà Nam là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 51 về số dân, xếp thứ 44 về Tổng sản phẩm trên địa bàn, xếp thứ 23 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ sáu về tốc độ tăng trưởng GRDP.

Để đến Hà Nam bạn sẽ di chuyển bằng cách nào?

Hiện nay hệ thống đường giao thông đang ngày càng nâng cấp, các tuyến đường quốc lộ được xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông, các phương tiện đi lại đa dạng, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc di chuyển từ thủ đô Hà Nội về Hà Nam và ngược lại.

Di chuyển bằng xe Buýt

Nếu bạn đi buýt về Hà Nam thì bạn sẽ bắt xe buýt theo hai tuyến:

  • Tuyến xe buýt 206: BX Giáp Bát – Phủ Lý 

Lộ trìnhBX Giáp Bát  –  Giải Phóng  –  Văn Điển  –  Quán Gánh  –  Thường Tín  –  Tía  –  Đỗ Xá  –  Nghệ  –  Sổ  –  Phú Xuyên  –  Guột  –  Cầu Giẽ  –  Đồng Văn  –  Ba Đa  –  Nội Thị Phủ Lý  –  BX Phủ Lý

Tuyến xe Buýt 206 quen thuộc
Tuyến xe Buýt 206 quen thuộc

Thời gian: 5h00 – 19h00

Giãn cách: 15 phút/chuyến

  • Tuyến xe buýt 214: BX trung tâm Hà Nam – BX Yên Nghĩa

Lộ trìnhBến xe trung tâm Hà Nam – Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 ( TP Phủ Lý)- đường Lê Duẩn –  đường Đinh Tiên Hoàng – đường Lê Hoàn (TP Phủ Lý) – Quốc lộ 1 – Đồng Văn – Quốc lộ 38 (nút giao vực Vòng) – Cao tốc Pháp Vân, Cầu Giẽ, Ninh Bình – đường 427 – Quốc lộ 1A – đường 70 – Quang Trung ( Hà Đông) – Bến xe Yên Nghĩa và ngược lại.

Tuyến xe buýt 214 - BX trung tâm Hà Nam – BX Yên Nghĩa
Tuyến xe buýt 214 – BX trung tâm Hà Nam – BX Yên Nghĩa

Thời gian: 5h00 – 19h30

Giãn cách: 15-30 phút/chuyến

Lưu ý: Nếu bạn chọn đi xe buýt thì bạn chỉ đi đến thành phố Phủ Lý thôi nha, từ Phủ Lý về các huyện thì các bạn sẽ bắt các tuyến xe khách hoặc xe ôm.

Di chuyển bằng xe máy

Khi bạn lựa chọn đi xe máy cũng là hình thức đi rất chủ động và có thể ngắm được nhiều cảnh hơn. Nếu bạn xuất phát từ Bến xe Mỹ Đình về Phủ Lý – Hà Nam thì chặng đường đi khoảng hơn 60km, tương ứng với gần 2 giờ đồng hồ di chuyển.

Đi xe máy cũng là một ý tưởng hay khi đến Hà Nam, giúp bạn chủ động hơn
Đi xe máy cũng là một ý tưởng hay khi đến Hà Nam, giúp bạn chủ động hơn

Đi từ Phạm Hùng – đi ra ngã ba Giải Phóng – rẽ phải ra đường Ngọc Hồi – đi thẳng hết đường Ngọc Hồi ra cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ –  Trạm thu phí Cầu Giẽ đi cao tốc 40 km, đi tiếp 20 km là đến Hà Nam.

Di chuyển bằng xe limousine VIP

  • Tuyến đường thứ nhất kéo dài khoảng 62,6 km: Từ nội thành Hà Nội đi theo Xã Đàn và Giải Phóng đến ĐCT Hà Nội – Ninh Bình/ĐCT Pháp Vân – Cầu Giẽ/ĐCT01 tại Hoàng Liệt. Di chuyển được 8,3 km bạn lại đi dọc theo ĐCT Hà Nội để đến Ninh Bình/ĐCT01 hết 49,7 km đến là bạn đã tới Lê Duẩn/ĐT494 tại Liêm Tuyền, đi thẳng thêm 4,7km bạn có thể đặt chân tới Lam Hạ, TP. Phủ Lý, Hà Nam.
Hiện nay có rất nhiều hãng xe VIP để bạn lựa chọn tuyến phù hợp
Hiện nay có rất nhiều hãng xe VIP để bạn lựa chọn tuyến phù hợp
  • Tuyến đường thứ hai kéo dài 58,7 km: Nếu lựa chọn cung đường này bạn cũng đi từ nội thành Hà Nội đi theo Xã Đàn và Giải Phóng đến đường cao tốc (viết tắt là ĐCT) Hà Nội – Ninh Bình/ĐCT Pháp Vân – Cầu Giẽ/ĐCT 01 tại Hoàng Liệt. Di chuyển được 8,3 km, bạn tiếp tục đi dọc theo ĐCT Hà Nội – Ninh Bình/ĐCT01 đến Cầu Giẽ/Đường Quốc lộ 1A tại Phú Yên. Đi ra từ ĐCT Hà Nội – Ninh Bình/ĐCT0. Hết 32,0 km bạn đi tiếp Đường Quốc lộ 1A và tiếp tục đi thẳng khoảng 18,4 km là đến Lam Hạ, TP. Phủ Lý, Hà Nam.
  • Tuyến thứ 3 cũng giống với tuyến thứ 2 như khoảng cách xa hơn khoảng 72,9 km. Đường khá vòng vèo nên bạn chọn 2 tuyến đường trên là nhanh và hợp lý hơn.

Di chuyển đến Hà Nam bằng xe khách

Một số nhà xe khách đang hoạt động trên tuyến Hà Nội – Hà Nam bạn nên tham khảo dưới đây:

  • Hợp tác xã vận tải Đồng Tâm:

Lộ trình: Bến Xe Giáp Bát – Phủ Lý – Bình Lục

Giá vé: 50.000đ/vé đối với xe ghế ngồi 29 chỗ, có điều hòa và nước uống

  • Xe khách Thiên Trường

Đỗ tại địa chỉ: 28F Phạm Hùng, gần quán miến Lươn. Đi qua cổng làng Đình Thôn, mỗi 30 phút sẽ có 1 chuyến.

Khi chọn đi nhà xe này bạn sẽ tiết kiệm được cả một khoản tiền lớn. Nhà xe Thiên Trường với dòng ghế ngồi đặc biệt tạo cho bạn cảm giác luôn thoải mái. Bên cạnh đó, trên xe còn đầy đủ các tiện nghi cần thiết như: nước uống, điều hòa, wifi, tivi,…

  • Nhà xe Việt Anh:

Lộ trình: Bến Xe Giáp Bát – Thị Trấn Ba Sao

Giá vé: 50.000đ/vé đối với xe ghế ngồi 51 chỗ, có điều hòa

  • Nhà xe Hùng Hoa: 

Lộ trình: Hà Nội – Phủ Lý, Hà Nam

Nhà xe Hùng Hoa, xe khách với đầy đủ wifi và ghế nằm thoải mái
Nhà xe Hùng Hoa, xe khách với đầy đủ wifi và ghế nằm thoải mái

Giá vé: 70.000đ/vé đối với xe giường nằm 44 chỗ

  • Nhà xe Mận Tịnh: 

Lộ trình: Hà Nội – Phủ Lý, Hà Nam

Giá vé: 80.000đ/vé đối với xe giường nằm 44 chỗ

Như mình có nói bên trên, các tuyến và phương tiện di chuyển trên là khoảng cách từ Hà Nội đến trung tâm của Hà Nam nhé, để các bạn biết được là Hà Nam cách Hà Nội bao nhiêu km? Sau đó các bạn sẽ di chuyển từ Phủ Lý đến các huyện bạn có dự định đi nha. Dưới này là một số thông tin khoảng cách từ huyện Phủ Lý đến các huyện khác nhé:

Khoảng cách từ huyện Du Tiên đến Phủ Lý là 12,1 km

Khoảng cách từ huyện Kim Bảng đến Phủ Lý là 11,7 km

Khoảng cách từ huyện Lý Nhân đến Phủ Lý là 23,7 km

Khoảng cách từ huyện Bình Lục đến Phủ Lý là 20,5 km

Nên đi Hà Nam vào lúc nào là hợp lý?

Ở Hà Nam có rất nhiều những địa điểm văn hoá và du lịch thu hút khách du lịch đến thăm hàng năm, và đặc biệt là những vùng lân cận ở miền Bắc, bởi hiện nay việc di chuyển từ các tỉnh miền Bắc đến Hà Nam không còn khó khăn về khoảng cách địa lý và phương tiện di chuyển thuận tiện.

Hàng năm vào mùa Xuân, các đền chùa nơi đây tổ chức các lễ hội lớn
Hàng năm vào mùa Xuân, các đền chùa nơi đây tổ chức các lễ hội lớn

Nơi đây hội tụ rất nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, các ngôi chùa, đền tâm linh và các lễ hội độc đáo cùng ẩm thực truyền thống phong phú. Bởi vậy, việc bạn lựa chọn đến thăm Hà Nam vào thời điểm nào trong năm đều sẽ có những lựa chọn phù hợp cho mục đích chuyến đi của bạn.

Tiệc Quan lớn đệ tam đền Lảnh Giang
Tiệc Quan lớn đệ tam đền Lảnh Giang

Nếu bạn muốn trải nghiệm một lễ hội mùa Noel của tỉnh, nơi đây người dân đa số đều theo đạo Thiên chúa giáo, vậy bạn có thể đi vào mùa Đông, khoảng tháng 12 để có thể thấy và chiêm ngưỡng những cây thông mà người dân chuẩn bị cùng nhà thờ Phủ Lý cũng sẽ vô cùng lung linh, đẹp đẽ.

Chùa Tam Chúc về chiều
Chùa Tam Chúc về chiều

Khi bạn đến vào mùa Xuân, bạn sẽ chiêm ngưỡng và thưởng thức rất nhiều các lễ hội diễn ra hàng năm ở các ngôi đền và chùa tại tỉnh này.

Vào mùa Hè và mùa Thu mình thấy đây là một thời điểm rất phù hợp để bạn có thể đến thăm rất nhiều cảnh đẹp và thưởng thức không khí mát mẻ, trong lành và bình an chính từ những ngọn núi, sông, hoa cỏ và thiên nhiên nơi đây.

>> Xem thêm:

Vậy là qua bài viết bạn đã nắm được những thông tin cần thiết cho chuyến đi dự định sắp tới của mình, hoặc chỉ đơn giản là sự mở mang thêm các thông tin mới để hiểu rõ hơn vể khoảng cách vùng miền.

Mình mong rằng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được Hà Nam cách Hà Nội bao nhiêu km? và có những trải nghiệm thú vị sắp tới tại mảnh đất văn hoá tâm linh này nhé.