Bài viết sau đây của Khí tượng thủy văn Hà Nam sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về việc xây nhà cấp 4 ở Hà Nam có cần phải xin phép không? Thủ tục xin giấy phép như thế nào? Bao gồm những gì? Tìm hiểu ngay nhé.
Xây nhà cấp 4 ở Hà Nam có cần phải xin phép không?
Việc xây nhà cấp 4 ở Hà Nam có cần phải xin phép không sẽ phụ thuộc vào việc căn nhà cấp 4 của bạn có thuộc trường hợp miễn xin phép hay không.
Theo Luật xây dựng được ban hành vào năm 2014, thì các trường hợp nhà ở cấp 4 được miễn xin phép xây dựng bao gồm:
- Nhà cấp 4 xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt
- Nhà ở cấp 4 riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
(Trích điều 84, Luật xây dựng năm 2014)
Như vậy, việc xây nhà cấp 4 ở khu vực nông thôn tại Hà Nam sẽ không cần phải xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, vẫn cần phải báo cáo cho các cơ quan quản lý cấp xã trước khi tiến hành xây dựng. Còn nếu bạn xây nhà cấp 4 ở khu vực đô thị tại Hà Nam thì cần phải xin giấy phép xây dựng. Nếu không thực hiện xin phép sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 ở Hà Nam
Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp phép xây dựng theo mẫu ban hành ở Thông tư 5/2016/TT-BXD
- Bản sao tất cả các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở trên mảnh đất đăng ký
- Các bản vẽ kỹ thuật hoặc thiết kế thi công được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng nhà ở. Bao gồm 01 bản vẽ mặt bằng công trình, 01 bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, 01 bản vẽ mặt bằng các tầng, mặt cắt đứng và mặt cắt chính.
- Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, sơ đồ cấp nước, sơ đồ điện,…
- Cam kết đảm bảo an toàn nếu nhà cấp 4 có công trình liền kề.
- Trong trường hợp các doanh nghiệp muốn xây dựng nhà ở cấp 4. Thì phải chuẩn bị thêm chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3 trở lên đối với các hạng mục theo quy định.
(Trích khoản 1 điều 95 Luật xây dựng 2014)
Quy trình xin giấy phép
Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà cấp 4. Chủ đầu tư bắt đầu tiến hành nộp hồ sơ theo đúng trình tự và thủ tục của pháp luật.
- Bước 1: Nộp 01 bộ hồ sơ tại UBND cấp huyện, nơi mà người đăng ký sử dụng đất dự định xây dựng nhà cấp 4.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ cấp phép sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra theo yêu cầu. Nếu chưa đủ sẽ yêu cầu người đăng ký bổ sung các loại giấy tờ cần thiết. Còn nếu đã đầy đủ thì sẽ viết biên nhận và trao lại hồ sơ cho người đăng ký sử dụng đất.
- Bước 3: Người đăng ký sẽ căn cứ vào thời gian hẹn trước được ghi trong biên nhận để đến gặp bộ phận tiếp nhận hồ sơ một lần nữa. Để nhận giấy phép xây dựng và hồ sơ đã được đóng dấu hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền. Hoặc nhận văn bản trả lời với trường hợp không đủ điều kiện xin giấy phép. Khoảng thời gian ghi trong biên nhận được quy định là không quá 15 ngày với nhà cấp 4 riêng lẻ ở đô thị. Và không quá 10 ngày với nhà cấp 4 ở nông thôn.
Quy trình, kinh nghiệm xây nhà cấp 4
Quy trình xây nhà cấp 4
Quy trình xây nhà cấp 4 gồm có 4 bước cơ bản. Bao gồm:
Chuẩn bị chi phí xây dựng và lên phương án thiết kế
Bước đầu của quy trình xây nhà cấp 4 là chuẩn bị kinh phí và lên phương án thiết kế. Trong đó, mức chi phí tối thiểu cần thiết cho công trình nhà này là từ 400 đến 500 triệu đồng. Với mức chi phí này bạn có thể xây dựng những ngôi nhà cấp 4 có thiết kế đơn giản. Có diện tích sàn từ 80 đến 100m2. Còn với kinh phí từ 700 triệu trở lên thì bạn có thể xây dựng những mẫu nhà cấp 4 có thiết kế sang trọng hơn. Như nhà cấp 4 phong cách Châu Âu, hay mái thái hiện đại,…
Phương án thiết kế cho ngôi nhà sẽ do bạn và kiến trúc sư quyết định. Khi lựa chọn phương án bạn cần quan tâm đến tính thẩm mỹ chung của ngôi nhà. Công năng sử dụng của các tầng. Và sự phù hợp với cảnh quan xung quanh. Một phương án thiết kế chi tiết sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa sự sai sót trong quá trình xây dựng. Đồng thời, có những cách giải quyết phù hợp trong những tình huống bất ngờ.
Chuẩn bị thủ tục xin giấy phép
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ kinh phí và có phương án cụ thể cho việc xây nhà cấp 4 của mình. Bước tiếp theo bạn cần làm là chuẩn bị thủ tục xin giấy phép. Tuy nhiên, không phải nhà cấp 4 nào cũng cần phải xin phép xây dựng. Nếu nhà cấp 4 được xây dựng ở nông thôn, trên một khu đất riêng lẻ thì không cần phải làm điều này.
Chuẩn bị vật tư, chọn đơn vị thi công nhà
Bước thứ 3 trong quy trình xây nhà cấp là chuẩn bị vật tư và chọn lựa đơn vị thi công nhà. Hiện nay có rất nhiều loại vật tư được sử dụng để làm nhà ở. Ngoại trừ bê tông, cốt thép thì còn có rất nhiều loại vật tư mới với giá thành phải chăng. Vậy nên với mức kinh phí trung bình, chủ nhà cũng dễ dàng lựa chọn được loại vật tư phù hợp với công trình của mình.
Trong quá trình chọn đơn vị thi công nhà, chủ nhà nên tham khảo tất cả thông tin liên quan đến đơn vị này. Đồng thời cũng chọn luôn cả nhân công. Để đảm bảo quá trình xây nhà diễn ra an toàn, đúng tiến độ và đạt yêu cầu.
Thi công trực tiếp
Thi công trực tiếp là bước cuối cùng trong quy trình xây nhà cấp 4. Các công việc thực hiện trong quá trình thi công bao gồm: thi công móng, thi công các công trình ngầm. Thi công hoàn thiện phần thô, phần mái và cuối cùng là thi công nội thất.
Kinh nghiệm xây nhà cấp 4
Kinh nghiệm chọn đất xây nhà
Chọn đất xây nhà chiếm vai trò quan trọng, quyết định phần lớn đến công trình nhà ở sau này. Khi chọn đất, bạn phải quan tâm đến vị trí mảnh đất có gần hồ, ao hay không. Nếu gần, phải lựa chọn loại móng nhà phù hợp. Đồng thời có các biện pháp gia cố thêm. Để đảm bảo nền đất không bị sụt lún, mất an toàn trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, nếu là đất mua, thì cần phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo yêu cầu của pháp luật. Nhằm hạn chế tối đa sự tranh chấp sau này.
Kinh nghiệm chọn thiết kế nhà cấp 4
Hiện nay có rất nhiều thiết kế nhà cấp 4 cho bạn lựa chọn. Từ nhà cấp 4 hình chữ L, nhà cấp 4 mái thái. Đến nhà cấp 4 phong cách Châu Âu, hiện đại. Căn cứ vào mức kinh phí của mình, bạn có thể lựa chọn kiểu thiết kế tương ứng. Ngoài ra, nếu là người quan tâm đến phong thủy, bạn có thể chọn những thiết kế nhà có hình dáng phù hợp với hình dáng đất. Để có thêm nhiều may mắn và thành công trong tương lai.
Luôn dự trù kinh phí và chi phí phát sinh khi xây nhà
Sau khi chuẩn bị đầy đủ khoản chi phí cho quá trình xây nhà. Bạn cần phải có một bản dự trù kinh phí cụ thể. Để có thể chủ động tối đa trong quá trình xây dựng của mình. Hạn chế được việc sử dụng quá mức số tiền mà mình đang có.
Lưu ý đến kỹ thuật xây dựng khi thi công
Kỹ thuật xây dựng liên quan rất lớn đến chất lượng sử dụng trên thực tế của ngôi nhà. Chính vì vậy nó cần nhận được sự quan tâm đúng mức của chủ nhà.
Để chắc chắn nhất, hãy tìm hiểu các thông tin liên quan đến kỹ thuật nhà cấp 4. Rồi sau đó trao đổi trước với đơn vị thi công và thợ thiết kế về loại móng. Cùng kỹ thuật xây dựng mà họ sử dụng trong ngôi nhà của bạn. Có như vậy, ngôi nhà của bạn mới đẹp, vững chắc và an toàn nhất.
Mong rằng những chia sẻ vừa rồi đã giúp ích cho quá trình xây nhà cấp 4 của bạn. Nếu cần tư vấn thêm thông tin gì, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!