Hiểu rõ các thành phần và sơ đồ điện nhà cấp 4, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất và an toàn nhất cho cuộc sống của mình. Tìm hiểu về các thành phần và cách bố trí sơ đồ điện qua bài viết ngay sau đây. 

Các thành phần có trong sơ đồ điện nhà cấp 4

Thiết bị đóng ngắt

Thiết bị đóng ngắt điện có tên tiếng anh là Circuit Breaker, còn tiếng Nga là Aptomat. Có vai trò đóng ngắt mạch điện, bảo vệ mạch điện và các thiết bị điện khi gặp tình trạng quá tải. Đảm bảo cho hệ thống điện hoạt động ổn định, lâu dài. Hạn chế tối đa những tác động không mong muốn của thiết bị điện đến con người. Khi những tình trạng chập cháy, nguy hiểm xảy ra.

Thiết bị đóng ngắt điện

Đối với sơ đồ điện nhà cấp 4, các thiết bị đóng ngắt có thể là aptomat tổng, aptomat nhánh, công tắc, cầu chì,… Khi lựa chọn các thiết bị đóng ngắt điện cần phải đảm bảo các yếu tố: Ngắt được trị số của các dòng điện ngắn mạch lớn; Có chế độ làm việc dài hạn, chịu được những dòng điện lớn; Thời gian đóng cắt nhanh.

Hộp phân phối

Hộp phân phối điện là nơi dùng để các mối hàn cáp quang. Có tác dụng bảo vệ các mối hàn trước những tác động và ảnh hưởng của môi trường. Hay các loài động vật gây hại. Mặt khác nó còn có tác dụng phân phối các kết nối quang đến các thiết bị điện khác trong nhà.

Đồ dùng điện

Đồ dùng điện là những món đồ dùng có cơ chế hoạt động dựa trên nguyên lý dòng điện. Số lượng đồ dùng điện trong mỗi mạch điện sẽ không cố định mà phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng.

Các món đồ dùng điện trong nhà cấp 4

Ổ điện

Ổ điện là thiết bị điện không thể thiếu trong sơ đồ điện. Nó có tác dụng kết nối nguồn điện với các thiết bị khác. Giúp cho mạch điện hoạt động ổn định trong quá trình sử dụng. Khi mua sắm ổ điện, người dùng cần lưu ý đến độ an toàn và khả năng truyền tải điện năng của thiết bị. Nên chọn những ổ cắm điện có nắp che chắn, để đảm bảo an toàn tối đa.

Công tơ

Công tơ điện là thiết bị dùng để đo lường lượng điện năng đã tiêu thụ. Căn cứ vào đó, người dùng có thể điều chỉnh lượng điện năng mình dùng. Các đơn vị cung cấp điện cũng sẽ căn cứ vào chỉ số này để tính ra số tiền mà người dùng điện phải chi trả.

Sơ đồ điện nhà cấp 4 được sử dụng phổ biến tại Hà Nam

Tại Hà Nam, nhà cấp 4 sử dụng chủ yếu 2 dạng sơ đồ mạch điện chính. Là sơ đồ mạch điện âm tường và sơ đồ mạch điện nổi. Mỗi sơ đồ lại có những ưu, nhược điểm riêng. Tìm hiểu cụ thể các sơ đồ này qua những thông tin sau:

Sơ đồ mạch điện âm tường nhà cấp 4

Mạch điện âm tường nhà cấp 4 sử dụng các phần dây chìm được đặt bên trong tường để truyền tải điện năng.

Bản vẽ điện nhà cấp 4 âm tường

Ưu điểm mạch điện âm tường nhà cấp 4

  • Vì đặt sâu trong tường nên tốn ít không gian bố trí, giúp chủ nhà tiết kiệm không gian, diện tích hiệu quả
  • Giảm thiểu được những tình trạng mất an toàn khi tiếp xúc với những tác động bên ngoài, trong quá trình sử dụng mạch điện
  • Không gây mất thẩm mỹ do nằm âm tường

Nhược điểm mạch điện âm tường nhà cấp 4

  • Cần chuẩn bị sơ đồ kỹ càng trước khi công, để hạn chế những sai sót có thể xảy ra trong quá trình lắp đặt
  • Khi lắp đặt phải tuyệt đối tuân thủ bản vẽ
  • Chi phí thi công thường cao, vì số lượng thợ thi công thường nhiều và phải đảm bảo có tay nghề kỹ thuật
  • Quy trình thi công phức tạp hơn nhiều so với mạng điện nổi. Dẫn đến thời gian lắp đặt bị kéo dài
  • Khó sửa chữa, khắc phục khi gặp sự cố, chập cháy mạng điện

Sơ đồ mạch điện nổi cho nhà cấp 4

Mạch điện nổi cho nhà cấp 4 sử dụng các đường dây được đi nổi và nẹp trên tường vách. Các dây điện nổi này sẽ được đặt trong những hộp dẫn. Để truyền tải điện năng cho các thiết bị điện trong ngôi nhà.

Bản vẽ điện nhà cấp 4 đi dây nổi

Ưu điểm mạch điện nổi nhà cấp 4

  • Không cần phải chuẩn bị trước sơ đồ hay bản vẽ trước khi lắp đặt mạng điện
  • Các thao tác thi công đơn giản, dễ dàng
  • Thợ thi công không cần phải có tay nghề cao
  • Chi phí để áp dụng thấp
  • Có thể tùy ý thay đổi mạng điện theo mong muốn
  • Dễ sửa chữa, khắc phục khi xảy ra sự cố rò rỉ, chập cháy hay đứt dây điện
  • Thời gian thi công, lắp đặt nhanh

Nhược điểm mạch điện nổi nhà cấp 4

  • Do được thiết kế bên ngoài tường nên tính thẩm mỹ không được đảm bảo
  • Có thể xảy ra tình trạng mất an toàn nếu dây nối không được lựa chọn kỹ càng. Hay khi ổ điện không được che chắn kỹ
  • Cần phải cân nhắc cẩn thận trong việc bố trí mạch điện. Để đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung
  • Vì thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nên cần phải được kiểm tra và bảo dưỡng, thay thế định kỳ
Khi sử dụng sơ đồ mạch điện nổi cần phải thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng

Lưu ý khi thiết kế sơ đồ điện nhà cấp 4

  • Nên sử dụng các dây điện màu khác nhau để biểu thị các chức năng riêng biệt của chúng. Để hạn chế tình trạng nối sai mạch trong sơ đồ điện
  • Với sơ đồ điện âm tường, bạn chỉ nên đi dây điện nằm ngang hoặc nằm dọc, tuyệt đối không đi dây chéo nhau. Vì trong quá trình đóng đinh hoặc khoan tường có thể làm hư hỏng mạch điện
  • Cần tham khảo ý kiến của thợ kỹ thuật hoặc những người có chuyên môn lắp đặt điện. Nếu chưa có sự hiểu biết về mạch điện, đầu nối dây
  • Nên sử dụng mạch điện nhánh để hạn chế rủi ro trong quá trình sử dụng điện. Đặc biệt mạch điện nhánh cũng dễ sửa chữa hơn so với một mạch điện tổng
  • Nên lựa chọn các thiết bị điện có công suất nhỏ. Để tiết kiệm điện năng cũng như chi phí thanh toán.

Thiết kế sơ đồ điện nhà cấp 4 đúng kỹ thuật sẽ đem lại một cuộc sống an toàn và thoải mái cho bạn và tất cả các thành viên trong gia đình. Vì thế nên bạn đừng bỏ qua nó khi thiết kế nhà nhé.