Xạ đen là loại cây dược liệu quý, có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. Tìm hiểu chi tiết về những tác dụng của loài cây này qua những thông tin ngay dưới đây. 

Thông tin về cây xạ đen

Tên gọi, tên khoa học, thành phần

Cây xạ đen là loại cây thân leo, thường mọc thành từng bụi rậm, có chiều cao trung bình từ 3 đến 10. Thường ra hoa vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè và ra quả từ khoảng tháng 8 đến tháng 12. Nó được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1851 bởi George Bentham.

Cây xạ đen

Ngoài tên gọi chính là xạ đen, loài cây này còn được gọi bằng rất nhiều tên gọi khác nhau. Như cây ung thư, cây bách giải, cây dây gối, cây quả nâu, cây bạch vạn hoa,… Xạ đen có tên khoa học là Celastrus Hindsii Benth, gồm các thành phần chính là: Flavonoid, Tanin, Triterpenoid, đường khử, Cyanoglucoside, Polyphenol, Quinon và các Acid amin.

Khu vực phân bố

Cây xạ đen phân bố nhiều ở Châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Myanmar. Ở Việt Nam, xạ đen mọc nhiều ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Hòa Bình, Ninh Bình và một số vườn quốc gia lớn như Ba Vì, Cúc Phương.

Cách nhận biết cây xạ đen

Cách nhận biết xạ đen chính xác và hiệu quả nhất là dựa vào phần nhựa bên trong thân cây. Bạn chỉ cần cứa nhẹ phần thân leo thì trong khoảng 5 phút, một dòng nhựa màu đen nâu sẽ chảy ra. Đây cũng chính là lý do vì sao người ta gọi loài cây này là xạ đen.

Lá cây xạ đen

Ngoài cách dựa vào nhựa cây, bạn cũng có thể dễ dàng nhận biết cây xạ đen thông qua màu sắc và hình dáng lá bên ngoài. Lá xạ đen có hình bầu dục, nhọn về đầu, mọc so le nhau. Khác với các loại cây khác, màu của lá xạ đen sẽ thay đổi từ non đến già. Lá non sẽ có màu đỏ tía như lá tía tô, còn lá già sẽ có màu xanh đậm. Phía bên ngoài phiến lá được bao bọc bằng những hình răng cưa lớn và không sát nhau. Khi vò lá xạ đen bạn cũng sẽ thấy một phần nhỏ nhựa màu nâu đen chảy ra như khi cứa thân cây. Đặc biệt khi phơi khô, lá của xạ đen sẽ có mùi thơm nhẹ và không bị giòn như những loài cây khác.

Các loại cây xạ đen

Trong tự nhiên có đến 9 loài cây thuộc họ xạ, gồm có: xạ đen, xạ vàng, xạ trắng, xạ lai,… Còn xạ đen thì chỉ có 1 loại mà thôi. Bên cạnh xạ đen, thì xạ vàng cũng được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Nhưng xạ đen được sử dụng rộng rãi hơn và cho nhiều tác dụng hơn các loài xạ còn lại.

Tác dụng của cây xạ đen

Hỗ trợ điều trị ung thư

Trong thành phần của xạ đen chứa rất nhiều Flavonoid. Flavonoid là chất chuyển hóa trung gian của thực vật, đóng vai trò như một sắc tố sinh học,giúp tạo ra màu sắc của một số loài hoa. Với cơ thể con người, Flavonoid giúp cơ thể hấp thu vitamin C, tái tạo các mô. Đặc biệt nó có thể làm chậm quá trình oxy hóa của các gốc tự do. Ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây ra các bệnh ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư máu. Từ đó giúp quá trình điều trị ung thư trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Cây xạ đen hỗ trợ điều trị ung thư

Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Các nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra rằng, trong thành phần của xạ đen có những hoạt chất có khả năng giảm huyết áp nhẹ. Giúp điều hòa huyết áp một cách ổn định và hạn chế tình trạng cao huyết áp xảy ra.

Giúp điều trị các bệnh viêm gan, xơ gan, men gan cao

Polyphenol, Quinone và hàm lượng nhỏ độc tố Diphenyl propane và Macrocyclic Lactone có trong xạ đen có tác dụng ngăn cản sự phát triển của loại vi khuẩn gây hại bên trong cơ thể. Vì thế nó có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, men gan cao hiệu quả.

Cải thiện giấc ngủ, điều trị suy nhược cơ thể

Cũng nhờ khả năng kháng khuẩn tự nhiên mà cây xạ đen có thể giúp con người thanh lọc và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Đem đến một giấc ngủ ngon và giúp mọi người phục hồi nhanh hơn sau ốm. Bên cạnh đó Flavonoid cũng giúp quá trình tuần hoàn máu diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Giúp hạn chế tối đa tình trạng suy nhược thần kinh hay hoa mắt, chóng mặt.

Xạ đen giúp cải thiện giấc ngủ, điều trị suy nhược cơ thể

Chữa mụn nhọt, vàng da, mẩn ngứa

Ngoài được sử dụng như một loại thuốc sắc để uống, những người gặp các vấn đề về da, như mụn nhọt, vàng da hay mẩn ngứa cũng rất hay sử dụng lá xạ đen để đắp lên bề mặt da. Cách làm này thật sự đem lại hiệu quả vì bên trong thành phần của xạ đen có hoạt chất Saponin Triterbenoid có khả năng chống viêm nhiễm và kháng khuẩn mạnh. Các Acid Amin bên trong lá cũng giúp vết thương sau điều trị nhanh lành hơn.

Hỗ trợ điều trị HIV

Flavonoid trong xạ đen có khả năng phá hủy thành tế bào và ức chế quá trình phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh HIV. Từ đó giúp quá trình điều trị HIV có hiệu quả cao hơn.

Cây xạ đen hỗ trợ điều trị HIV

Hướng dẫn sử dụng xạ đen đúng cách

Với xạ đen tươi

Nếu nhà bạn sở hữu một cây xạ đen tươi thì việc sử dụng xạ đen tươi làm thuốc được xem là tiện lợi hơn cả. Hiện nay, có 3 cách sử dụng xạ tươi phổ biến nhất là đun nước uống, giã nát đắp vào vết thương hoặc ngâm rượu thuốc.

Xạ đen tươi nấu thuốc

Với cách dùng xạ đen tươi nấu thuốc này, bạn nên dùng chung cả lá và thân để nấu thuốc. Cách nấu thuốc xạ đen tươi tương đối đơn giản. Đầu tiên bạn chuẩn bị 50g lá cây và 50g thân cây xạ đen cắt khúc đã được rửa sạch cùng với 2 lít nước. Sau đó cho tất cả nguyên liệu này vào một ấm nước và đun lửa nhỏ trong vòng 30 phút. Cuối cùng là đổ hỗn hợp nước ra và chắt lấy nước uống.

Lưu ý là trong quá trình đun nước thuốc, bạn nên sử dụng nồi đất, để đảm bảo không có các chất độc hay chất phụ gia sinh ra khi đun nước. Đặc biệt với nước thuốc, bạn chỉ nên sử dụng chúng luôn trong ngày. Nếu để quá 24h, nước xạ đen có thể biến chất và gây nên các hiện tượng chướng hơi, đầy bụng hay tiêu chảy.

Nước xạ đen tươi

Xạ đen tươi đắp vào vết thương

Ngoài sắc thuốc, xạ đen tươi có thể được sử dụng để đắp vào các vết thương hở hoặc vị trí da đang bị mụn nhọt, mẩn ngứa. Vì nó có thể giúp kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả.

Cách dùng xạ đen tươi đắp vào vết thương như sau: Trước hết bạn cần chuẩn bị từ 2 đến 3 lá cây xạ đen tươi rửa sạch. Sau đó nhai hoặc dùng chày để giã nát lá và cuối cùng là đắp trực tiếp chúng lên miệng vết thương. Đây là cách sử dụng xạ tươi rất phổ biến. Tuy nhiên để hiệu quả điều trị đạt cao nhất, bạn vẫn nên đến kiểm tra tại các cơ sở y tế hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Xạ đen tươi ngâm rượu

Xạ đen tươi ngâm rượu nếu được chế biến đúng cách và sử dụng đúng liều lượng thì có thể đem lại hiệu quả điều trị bệnh rất tốt. Cách chế biến xạ đen tươi ngâm rượu như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị lá và thân xạ đen, rửa sạch. Sau đó đem phơi khô cho ráo nước.
  • Bước 2: Chặt thân xạ đen theo đường chéo và thành từng đoạn nhỏ, có bề dày khoảng 3mm. Với lá xạ đen, chặt nhỏ các đoạn dài khoảng 2 đốt ngón tay.
  • Bước 3: Ngâm xạ đen tươi và rượu theo tỷ lệ: 1kg xạ đen: 3 lít rượu trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tháng để các hợp chất được hòa tan vào nhau.

Rượu sau khi ngâm cùng xạ đen tươi sẽ có mùi thơm nhẹ, màu nâu sẫm, vị xen lẫn ngọt và chát.

Rượu xạ đen tươi

Với xạ đen khô

Trong điều kiện không trồng được xạ đen tươi, thì sử dụng xạ đen khô được xem là cách tiện lợi hơn cả. Với xạ đen khô, bạn có thể tự phơi khô hoặc tìm mua ở những đơn vị cung cấp uy tín. Nếu tự phơi khô, cần đảm bảo nơi phơi sạch sẽ, quá trình bảo quản đúng kỹ thuật. Còn nếu tìm mua thì cần quan tâm đến địa chỉ sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm.

Cách sử dụng phổ biến nhất của xạ đen khô là hãm lấy nước uống. Hãm lấy nước xạ đen khô giống hoàn toàn với hãm trà thông thường. Liều lượng xạ đen khô là không vượt quá 50g cho một ngày. Nếu bạn không mắc các bệnh liên quan đến ung thư hay bệnh về gan thì chỉ nên dùng từ 20 đến 30g/ ngày.

Thông tin bổ sung

1. Đối tượng nên sử dụng cây xạ đen

Mặc dù có thể hỗ trợ điều trị rất nhiều loại bệnh khác nhau, thế nhưng xạ đen chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất với các đối tượng sau:

  • Người đang mắc bệnh ung thư
  • Người bị bệnh u bướu hoặc u lành tính
  • Người bị viêm nhiễm, lở loét,vàng da, mụn nhọt
  • Người gặp các vấn đề về huyết áp như huyết áp cao, huyết áp không ổn định
  • Người bị HIV
  • Người đang tiến hành xạ trị, hóa trị
Người đang hóa trị, xạ trị nên sử dụng xạ đen

2. Đối tượng không nên sử dụng cây xạ đen

  • Người huyết áp thấp: Vì xạ đen có thể làm giảm huyết áp, nên người huyết áp thấp không nên sử dụng. Nếu sử dụng có thể gây ra các hiện tượng hoa mắt, chóng mặt. Trường hợp bắt buộc sử dụng, nên cho thêm một vài lát gừng uống cùng.
  • Người bị suy thận: Xạ đen là một loại thuốc lợi tiểu, nên sử dụng nó thì thận phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến tình trạng suy thận trở nên trầm trọng hơn.
  • Phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi: Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được rằng cây xạ đen gây ảnh hưởng xấu đến 2 đối tượng này. Nhưng đây là 2 đối tượng cực kỳ nhạy cảm, vì thế họ không nên sử dụng các vị thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Người đang bị đi cầu phân lỏng: Vì xạ đen có thể kích thích quá trình đào thải trở nên nhanh hơn. Nên có thể khiến tình trạng đi cầu trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn.

3. Không nên dùng chung xạ đen với thực phẩm nào?

Khi dùng xạ đen để điều trị bệnh, bạn không nên dùng chung xạ đen với các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích, đậu xanh, rau muống, cà pháo. Vì những loại thực phẩm này có thể khiến hiệu quả điều trị giảm sút, thậm chí là mất hoàn toàn tác dụng.

Không nên dùng chung xạ đen với các loại đồ uống có cồn

4. Xạ đen có gây vô sinh không?

Cho đến hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào cho thấy xạ đen gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Chính vì vậy việc kết luận xạ đen gây vô sinh là hoàn toàn vô căn cứ. Chưa kể đến, một số loại bệnh liên quan đến phụ khoa nữ sử dụng xạ đen còn cho tác dụng tốt.

5. Cách sử dụng xạ đen với thuốc tây

Các chuyên gia y tế khẳng định là bạn hoàn toàn có thể kết hợp xạ đen và thuốc tây trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, hai loại thuốc này nên được sử dụng cách nhau ít nhất 30 phút. Để chúng không gây ảnh hưởng xấu đến nhau.

Nên dùng xạ đen và thuốc tây cách nhau 30 phút

6. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng xạ đen

Người mới bắt đầu sử dụng nước xạ đen có thể gặp phải một số triệu chứng như đau bụng, đi ngoài phân lỏng hay gặp phải một số sự khó chịu bên trong đường ruột. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn, tình trạng này sẽ hoàn toàn biến mất.

Bên cạnh đó, cây xạ đen có thể gây ra một số tác dụng phụ khác như: tụt huyết áp, khô cổ, buồn ngủ, đi tiểu nhiều, hoa mắt chóng mắt. Trên thực tế, các tác dụng phụ này sẽ không xảy ra với tất cả mọi người. Phần lớn những người gặp phải các tác dụng phụ này là những người bị huyết áp thấp hoặc có tiền sử bị huyết áp thấp. Nếu lo lắng về các tác dụng phụ này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Để phòng tránh tối đa những nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe có thể xảy ra khi dùng cây xạ đen.

Hy vọng tất tần tật tác dụng của cây xạ đen được cung cấp trên đây, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu có thắc mắc gì, bạn có thể để lại comment phía bên dưới bài viết, để nhận những giải đáp chính xác nhất từ Khí tượng thủy văn Hà Nam nhé!