Những thắc mắc của bạn liên quan đến nhà 3 tầng ép cọc bao nhiêu tấn, cùng những lưu ý khi ép cọc ở Hà Nam. Sẽ được giải đáp qua những thông tin ngay dưới đây của chúng tôi.

Khi nào cần ép cọc nhà 3 tầng?

Công trình nào cũng cần có hệ thống móng cọc vững chắc, để đảm bảo sự an toàn cho người sinh sống ở phía trên. Thế nhưng không phải công trình nào cũng cần phải ép cọc, nhà 3 tầng cũng vậy. Những trường hợp ép cọc nhà 3 tầng ở Hà Nam sẽ bao gồm:

  • Trường hợp phần đất xây dựng nhà 3 tầng là khu vực ngập nước, có mực nước ngầm cao
  • Trường hợp các công trình nhà cao tầng có tải trọng lớn
  • Trường hợp phần nền xây dựng có nguy cơ chịu tác động hoặc chịu tác động trực tiếp bởi hệ thống ao, hồ, sông xung quanh
  • Trường hợp phần đất móng không đạt được độ sâu lý tưởng. Hoặc chất lượng đất không cho phép đạt tới độ sâu mong muốn
  • Trường hợp công trình nhà 3 tầng có hệ thống kênh đào dẫn nước ngay cạnh. Hoặc có hệ thống thoát nước ngầm, sâu ở gần đó
Việc ép cọc nhà 3 tầng trong những trường hợp này sẽ giúp cho nền móng nhà trở nên ổn định hơn

Việc ép cọc nhà 3 tầng trong những trường hợp này sẽ giúp cho nền móng nhà trở nên ổn định hơn. Hạn chế những tác động tiêu cực của tự nhiên đến chất lượng công trình. Nếu không ép cọc, rất khó để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Nhà 3 tầng ép cọc bao nhiêu tấn?

Để có câu trả lời chính xác cho việc nhà 3 tầng ở Hà Nam cần ép cọc bao nhiêu tấn, ta cần phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố. Những yếu tố này sẽ liên quan trực tiếp đến ngôi nhà thực tế của bạn. Bao gồm quy mô nhà, tính chất, khả năng kháng chịu của đất và cả các số liệu đo đạc trong quá trình khảo sát thực tế.

Chẳng hạn với những ngôi nhà có quy mô lớn, nằm trong khu vực nền đất có khả năng kháng chịu thấp. Thì cần phải sử dụng những loại cọc có trọng tải lớn. Đồng thời tiến hành ép cọc sâu, dài cho đến khi tiếp xúc với nền đất tốt. Để đảm bảo độ vững chắc và sự an toàn tối đa cho ngôi nhà.

Nhà 3 tầng có quy mô vừa phải, thuộc khu vực đất ổn định

Còn với nhà 3 tầng có quy mô vừa phải, thuộc khu vực đất ổn định, có khả năng kháng chịu cao. Thì bạn không cần phải sử dụng cọc có tải trọng lớn. Cũng không cần phải ép cọc quá sâu, quá dài. Chỉ cần ở mức trung bình là đủ.

Hiện nay, việc quyết định và tính toán ép cọc có trọng tải bao nhiêu do các đơn vị khảo sát chất lượng đất đưa ra. Những thợ thi công hay những người không có chuyên môn sẽ không thể quyết định chỉ tiêu này. Loại cọc ép được sử dụng cho nhà cao tầng phổ biến nhất là cọc có kích thước 200×200 hoặc 250×250. Với trọng tải là từ 40 đến 50 tấn.

Những lưu ý khi ép móng cọc nhà 3 tầng

Dưới đây sẽ là một số điều bạn cần lưu ý khi ép móng cọc nhà 3 tầng:

Khảo sát công trình một cách kỹ càng trước khi ép móng

Như đã đề cập đến ở phần trước, việc khảo sát công trình chiếm vai trò quan trọng trong quá trình chọn lựa cọc móng. Cũng như xác định tải trọng của chúng. Vì thế, trước khi xây dựng, bạn cần phải liên hệ với các cơ quan khảo sát. Để họ kiểm tra các tính chất, đặc điểm của đất nền. Từ đó mới có quyết định sử dụng loại cọc phù hợp nhất.

Quá trình khảo sát công trình cần được thực hiện một cách kỹ càng

Hơn thế nữa, theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10304 năm 2014 về móng cọc. Một công trình sẽ không được cấp phép xây dựng khi không có đủ các dữ liệu về địa chất của nó. Vì thế nên bạn cần phải đặc biệt lưu ý đến điều này.

Tham khảo sự tư vấn của các chuyên gia trước khi chọn móng cọc

Sau khi có được các dữ liệu về đặc điểm của đất nền. Việc tiếp theo bạn cần làm là tham khảo sự tư vấn của các chuyên gia. Hay những người am hiểu về thi công thực tế tại Hà Nam. Điều này sẽ giúp bạn chọn được loại cọc ép móng phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.

Chọn loại máy ép cọc phù hợp

Hiện nay có khá nhiều loại máy ép cọc trên thị trường, trong đó chia thành hai loại chính là máy ép neo và ép tải. Máy ép neo là loại chuyên dùng cho cọc có trọng tải thấp (từ 20 đến 40 tấn). Thường áp dụng cho những công trình có quy mô nhỏ. Còn máy ép tải chuyên dùng cho hệ thống cọc có tải trọng cao, trung bình là từ 40 tấn trở lên. Sử dụng cho những công trình quy mô rộng lớn. Bạn có thể căn cứ vào những thông tin này để chọn loại máy phù hợp cho quá trình thi công của mình.

Máy ép tải chuyên dùng cho hệ thống cọc có tải trọng cao

Có một lưu ý nhỏ là cả 2 loại máy ép cọc này đều sử dụng dòng điện 3 pha. Trước khi thi công, chủ nhà cần có sự chuẩn bị phù hợp cho công trình của mình. Để không làm gián đoạn tiến độ, cũng như đảm bảo được sự an toàn.

Lựa chọn nhà cung cấp và đơn vị thi công uy tín

Điều cuối cùng bạn cần lưu ý là cần chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu, móng cọc và đơn vị thi công uy tín. Sự lựa chọn này không những giúp bạn tiết kiệm chi phí. Mà còn khiến bạn thêm yên tâm về nơi sống của mình và các thành viên trong gia đình.

Cách tính chi phí ép cọc nhà 3 tầng

Chi phí ép cọc nhà 3 tầng ở Hà Nam sẽ được chia thành 2 công thức. Một công thức dùng để tính chi phí làm móng ép tải. Công thức còn lại để tính chi phí làm móng khoan nhồi. Theo đó:

  • Chi phí làm móng ép tải = ( Đơn giá cọc x  số lượng cọc x chiều dài cọc) x nhân công ép cọc + hệ số đài móng.
  • Chi phí làm móng khoan nhồi = (Đơn giá cọc x số lượng cọc x chiều dài cọc) + hệ số đài móng

Trong đó hệ số đài móng ở cả hai công thức là cố định và bằng 0.2 x phần diện tích tầng 1 x đơn giá thô. Còn đơn giá cọc, số lượng, chiều dài, nhân công ép cọc là những nhân tố biến đổi. Có thể thay đổi tùy thuộc vào công trình và từng khu vực khác nhau.

Với số lượng cọc là 30 thì chi phí làm móng ép tải dao động từ 160.000.000 đồng trở lên. Còn chi phí làm móng khoan nhồi là từ 195.000.000 đồng trở lên.

Hy vọng với những thông tin vừa rồi, thắc mắc nhà 3 tầng ép cọc bao nhiêu tấn ở Hà Nam đã được giải đáp. Chúng tôi chúc bạn có được một ngôi nhà 3 tầng vững chắc và đẹp như mong muốn.